HOME
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Cầu cho vai trò của người phụ nữ.
Chúng ta hãy cầu nguyện để nhân phẩm và giá trị cao quý của phụ nữ được nhìn nhận trong mọi nền văn hóa, và chấm dứt sự phân biệt đối xử mà họ phải gánh chịu tại nhiều nơi trên thế giới.
For role of women.
Let us pray that the dignity and worth of women be recognized in every culture, and for an end to the discrimination they face in various parts of the world.

HIỆPTHÔNG

Vatican News -

Nhân Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 61 

Ngày 21/4/2024, Chúa Nhật thứ tư sau lễ Phục Sinh, cũng được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, Giáo Hội cử hành ngày Thế giới cầu cho các ơn gọi lần thứ 61. Từ hàng chục năm nay, ơn gọi trong Giáo Hội tiếp tục sa sút, và hiện tượng này người ta thấy rõ qua con số các Linh Mục và tu sĩ nam nữ giảm sút, cũng như việc thực hành đạo của giáo dân ngày càng đi xuống. Tuy nhiên, có những nơi có số ơn gọi gia tăng. Theo Giám mục giáo phận Columbus ở Hoa Kỳ, điều này là nhờ lời cầu nguyện của mọi người.

 

Lời nhắc nhở của Đức Thánh Cha

“Ngày thế giới cầu cho ơn gọi được Thánh Giáo Hoàng Phaolô 6 thành lập năm 1964 trong Công đồng đồng chung Vatican II. Sáng kiến do Chúa Quan Phòng này soi sáng nhắm giúp các thành phần Dân Chúa, cá nhân và cộng đoàn, đáp lại tiếng gọi và sứ mạng Chúa ủy thác cho mỗi người trong thế giới ngày nay, với những vết thương và hy vọng, những thách đố cũng như những chinh phục đạt được” (Sứ điệp Ngày cầu cho ơn gọi năm 2023).

Năm nay, trong sứ điệp công bố nhân ngày này, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu dấn thân trở thành “Những người lữ hành hy vọng và xây dựng hòa bình”. Đó cũng là đề tài ngài chọn cho ngày ơn gọi này. Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng “Ngày cầu nguyện này luôn là một cơ hội tốt để nhớ lại với lòng biết ơn Chúa vì sự dấn thân trung thành, hằng ngày, và thường là âm thầm, của những người đón nhận và sống ơn gọi liên hệ tới trọn cuộc sống của họ: các cha mẹ, những người dấn thân, trong nhiều lãnh vực, để xây dựng một thế giới công bằng hơn, một nền kinh tế liên đới hơn, một nền chính trị bình đẳng và một xã hội nhân bản hơn”.

Đức Thánh Cha cũng nghĩ đến những người thánh hiến dâng trọn cuộc sống cho Chúa trong âm thầm của kinh nguyện, cũng như trong hoạt động tông đồ; những người đã đón nhận ơn gọi làm linh mục và tận tụy loan báo Tin Mừng, chia sẻ cuộc sống cùng với bánh Thánh Thể cho anh chị em, gieo rắc hy vọng, tỏ cho mọi người thấy vẻ đẹp của Nước Thiên Chúa.

Trong bối cảnh dân Chúa đang tiến đến Năm Thánh 2025 và năm nay là năm cầu nguyện để chuẩn bị Năm Thánh với chủ đề “Những người lữ hành hy vọng”, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “Mục đích của mỗi ơn gọi là trở thành những người hy vọng. Trong tư cách cá nhân và cộng đoàn, trong các đoàn sủng và thừa tác vụ khác nhau, tất cả chúng ta đều được kêu gọi thể hiện niềm hy vọng của Tin Mừng trong thế giới đang bị những thách đố to lớn: hiểm họa thế chiến thứ ba từng mảnh lan rộng, những đám đông di dân tị nạn khỏi quê hương của họ để tìm một tương lai tốt đẹp hơn; số người nghèo liên tục gia tăng, nguy cơ sức khỏe của trái đất bị thương tổn không thể phục hồi lại được. Tất cả những điều đó, cộng thêm với những khó khăn chúng ta gặp hằng ngày, và nhiều khi làm cho chúng ta lâm vào thái độ cam chịu và chủ bại”.

Trong bối cảnh trên đây, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “điều quan trọng đối với các Kitô hữu chúng ta là vun trồng một cái nhìn đầy hy vọng, để có thể làm việc hiệu quả, đáp ứng ơn gọi được ủy thác cho chúng ta, phục vụ Nước Thiên Chúa, Nước tình thương, công lý và hòa bình” ...

Đức Thánh Cha giải thích rằng “Trở thành những người lữ hành hy vọng và xây dựng hòa bình có nghĩa là xây dựng cuộc sống của mình trên đá tảng sự phục sinh của Chúa Kitô, ý thức rằng mọi dấn thân của chúng ta, trong ơn gọi mà chúng ta đón nhận và tiến hành, sẽ không vô ích. Mặc dù có những thất bại và bị ngưng lại, điều thiện mà chúng ta gieo vãi âm thầm tăng trưởng và không gì có thể tách chúng ta ra khỏi mục tiêu cuối cùng đó là gặp gỡ Chúa Kitô và niềm vui được sống trong tình huynh đệ giữa chúng ta đến đời đời. Ơn gọi chung kết này chúng ta phải sống trước mỗi ngày: tương quan tình thương với Thiên Chúa và với anh chị em bắt đầu ngay từ bây giờ để thực hiện giấc mơ của Thiên Chúa, giấc mơ hiệp nhất, hòa bình và huynh đệ. Ước gì không ai cảm thấy bị loại trừ khỏi ơn gọi này! Mỗi người trong chúng ta, trong sự bé nhỏ, trong bậc sống của mình, với ơn Chúa Thánh Linh giúp đỡ, đều có thể là người gieo vãi hy vọng và hòa bình”.

 

Thực trạng Giáo Hội

Tuy sứ điệp của Đức Thánh Cha không thu hẹp ngày cầu nguyện vào các linh mục và những người thánh hiến nam cũng như nữ, và nói chung đến ơn gọi của tất cả các tín hữu, và nói đến ơn gọi chung của các tín hữu tùy theo bậc sống của mình, nhưng người ta không thể không quan tâm đến hiện tượng ơn gọi linh mục và tu sĩ suy giảm nhiều trong Giáo Hội từ hàng chục năm nay.

Theo thống kê mới nhất, công bố hôm 4/4 vừa qua tại Vatican, số tín hữu Công Giáo trên thế giới trong năm 2022 tăng lên 1 tỷ 390 triệu người, tăng 1% so với năm 2021 trước đó, nhưng số Linh Mục và tu sĩ tiếp tục giảm sút.

Con số Linh Mục của Giáo Hội trong năm 2022 là 407.730 vị, tức là giảm 0,03%. Sự suy giảm này bắt đầu từ năm 2012: giảm sút nhiều nhất tại Âu Châu, với 1,7%, tuy rằng tính tổng số thì đại lục này vẫn còn nhiều Linh Mục nhất. Trái lại, tại Phi châu, số Linh Mục tăng 3,2% và tại Á châu tăng 1,6%. Tại Bắc và Nam Mỹ, số Linh Mục trong năm 2022 giống như năm trước đó.

Số chủng sinh cũng giảm sút: trong năm 2022 có 108.481 chủng sinh, tức là giảm 1,3% so với năm trước đó. Sự suy giảm này là 6% tại Âu Châu. Trái lại, tại Phi châu có 34.541 chủng sinh, chiếm 1 phần 3 tổng số chủng sinh trong Giáo Hội.

Số tu sĩ trong Giáo Hội tiếp tục suy giảm: năm 2022 có 599.228 tu sĩ nam nữ, tức là giảm 1,6%; tuy nhiên tại Phi châu tu sĩ tăng 1,7%, còn Âu Châu thì giảm 3,5%. Sự giảm bớt này cũng diễn ra tại Mỹ châu: Trung và Nam Mỹ giảm 2,5%, Bắc Mỹ giảm 3% và Úc châu giảm 3,6%. Tại Đông Nam Á, sự suy giảm ít nhất, với 0,1%. (Sala Stampa 04/04/2024)

Hoặc một tin cụ thể khác, tại Cộng hòa Tiệp (Séc), trong số gần 11 triệu dân, có 29% là tín hữu Công Giáo, tức là khoảng 3 triệu 500 ngàn người, thuộc 8 giáo phận, và trong năm nay sẽ có 12 phó tế được thụ phong linh mục và 5 chủng sinh sẽ thụ phong phó tế. Tổng giáo phận thủ đô Praha chỉ có thêm 1 Linh Mục và 1 phó tế. Có 2 giáo phận không có thêm tân Linh Mục và phó tế nào (ekai 19/4/2024)

 

Một dấu hiệu tích cực

Tuy nhiên, trong Giáo Hội, đây đó vẫn có những dấu hiệu tích cực, như tại giáo phận Columbus, bang Ohio ở Mỹ, trong gần 2 năm qua, số chủng sinh tăng gần gấp đôi: năm ngoái có 16 chủng sinh mới gia nhập chủng viện.

Đức Cha Earl Fernandes, Giám Mục giáo phận sở tại, nói với Đài Vatican rằng: “Khi tôi nhận chức Giám Mục tại giáo phận này cách đây gần 2 năm, không có lễ truyền chức nào trong giáo phận Columbus của chúng tôi. Cuối lễ truyền chức Giám Mục, tôi nói đùa với cộng đoàn rằng năm nay số Giám Mục được thụ phong nhiều hơn là linh mục!”

“Trong gần 2 năm qua, tình trạng hoàn toàn thay đổi hẳn: nhờ những cố gắng mục vụ và lời cầu nguyện: Năm ngoái đã có 16 người trẻ xin vào chủng viện và năm nay chúng tôi chờ đợi ít nhất là 12 chủng sinh mới. Giáo phận cũng hài lòng vì số tín hữu gia tăng”.

Đức Cha Fernandes nói thêm rằng: “Chúng tôi đã chọn các linh mục để gặp gỡ mỗi tháng những người trẻ trong vùng liên hệ để phân định với họ về ơn gọi linh mục và đời sống tu trì, để đọc cuốn sách của Cha Brett Brannan tựa đề “Để cứu một ngàn linh hồn: một chỉ nam để phân định ơn gọi giáo phận” (To Save a Thousand Souls: A Guide for Discerning to Diocesan Priesthood).

Ngoài ra, cũng có những cuộc tĩnh tâm với chủ đề “Quo vadis?” (Thầy đi đâu?) dành cho các học sinh các trường trung học cấp 3: “Những người trẻ trải qua 3 ngày cầu nguyện, lắng nghe các chứng từ, nói với các linh mục hiểu thế nào là đào tạo linh mục và cũng là dịp để những người trẻ được hưởng tình huynh đệ hầu cảm nghiệm rằng tình huynh đệ này bao gồm nhiều hơn kinh nguyện, việc học hành và công việc làm. Cả những hoạt động này đã mang lại nhiều thành quả”.

Đức Giám Mục giáo phận Columbus tái khẳng định tầm quan trọng của kinh nguyện của các giáo dân và tu sĩ trong giáo phận. Ngài nói: “Tôi liên lỉ khuyên mọi người hãy ăn chay cầu nguyện cho ơn gọi”.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức cha Fernandes cũng đề cập đến Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 61 năm nay, công bố hôm 19/3 lễ Thánh Giuse, và nói rằng “Thánh Giuse là một người đơn sơ, một người chồng và người cha nuôi, đã đáp lại tiếng Chúa gọi. Cả chúng ta cũng có bao nhiêu Linh Mục thưa “xin vâng” đối với Chúa, dâng cuộc đời để phục vụ, tận tụy hiến thân, mang lại hy vọng cho con người, niềm hy vọng đến từ Thánh Thể, từ sự tha thứ đã nhận lãnh”.

Và Đức Giám Mục giáo phận Columbus kết luận rằng: “Ý tưởng ở đây là các linh mục, giống như các Tông Đồ, phải công bố niềm vui của Tin Mừng. Chúng tôi thành thực hy vọng rằng các chủng sinh của chúng tôi có một động lực truyền giáo đích thực, để có thể là Giáo Hội mà Đức Thánh Cha kêu gọi trở thành: một Giáo Hội đi ra ngoài”.

 

Giuse Trần Đức Anh O.P

 

Vatican News -

ĐTC Phanxicô sẽ long trọng công bố Năm Thánh vào ngày 9/5 

Theo thông cáo của Văn phòng Cử hành Phụng vụ của Đức Thánh Cha, vào chiều ngày 9/5/2024, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự giờ Kinh Chiều II lễ Trọng Chúa Thăng Thiên, đồng thời ngài sẽ công bố và ban hành sắc lệnh Năm Thánh.

Lễ Chúa Thăng Thiên cử hành sự kiện Chúa Giêsu về trời, 40 ngày sau khi sống lại. Ngày nay hầu hết các nơi đều cử hành Lễ Chúa Thăng Thiên vào Chúa Nhật VII mùa Phục Sinh nhưng Vatican vẫn theo truyền thống mừng lễ này vào đúng thứ Năm trước Chúa Nhật VII mùa Phục Sinh.

Theo thông báo của Văn phòng Cử hành Phụng vụ của Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha cũng sẽ chủ sự nhiều nghi lễ phụng vụ khác nhau vào tháng 5. Vào ngày 19/5/2024, Đức Thánh Cha sẽ dâng Thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và Chúa Nhật sau đó, ngày 26/5/2024, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ trọng thể kính Chúa Ba Ngôi. Chúa Nhật này cũng sẽ được xem là Ngày Thế giới Trẻ em lần thứ nhất. Ngày này được cậu bé Alessandro, 9 tuổi, đề xuất trong buổi “Popecast” với Đức Thánh Cha trước Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Lisbon. Đề xuất này đã được Đức Thánh Cha nhiệt tình hoan nghênh và ngài đã thông báo chính thức về sáng kiến này vào tháng 12/2023.

Cử hành phụng vụ vào thứ Năm Lễ Chúa Thăng Thiên và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống đều sẽ được cử hành bên trong đền thờ Thánh Phêrô, trong khi Thánh lễ trọng thể Chúa Ba Ngôi sẽ được cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô.

 

Vatican News

 

Vatican News -

Triển lãm về Đức Biển Đức XVI tại ngôi nhà quê hương của ngài

Từ ngày 7/4 đến ngày 3/10/2024, ngôi nhà quê hương của Đức cố Giáo hoàng Biển Đức sẽ trở thành nơi tưởng nhớ và trưng bày các đồ vật lịch sử về cuộc đời của ngài. Tin tức này được tờ báo địa phương Passauer Bistumsblatt đưa tin.

Đức cố Giáo hoàng Biển Đức XVI sinh vào lúc 4 giờ 15 sáng ngày 16/4/1927 tại Marktl am Inn, miền Thượng Bavaria. 

 

Các đồ vật được trưng bày

Trong số các tác phẩm sẽ được trưng bày có chiếc áo choàng của Đức Biển Đức XVI với Thánh giá đeo ngực, chiếc mũ Giáo hoàng màu trắng và các bức chân dung của anh trai ngài là Đức ông Georg Ratzinger (1924 – 2020), em gái ngài là bà Maria (1921 – 1991) và cha mẹ của họ.

Bên cạnh đó còn có những hình ảnh và bản khắc khác nhau mang ý nghĩa Kitô giáo, một Thánh giá được làm từ gỗ của một cây gần nhà cha mẹ ngài ở Hufschlag gần Traunstein.

 

Chú gấu bông 100 tuổi

Món đồ cổ nhất là một chú gấu bông, hiện đã 100 tuổi. Nhưng cũng có một bức thư viết tay của Đức ông Georg Ratzinger nhân dịp sinh nhật lần thứ tám mươi của người em trai (Đức cố Giáo hoàng Biển Đức) và một bức ảnh của Đức Gioan Phaolô II với chữ ký tặng cho Đức Hồng Y Joseph Ratzinger lúc bấy giờ. 

Con gấu bông đã đồng hành cùng Joseph Ratzinger từ thời thơ ấu và cuối cùng đã được đặt trên ghế sofa trong phòng làm việc của ngài. Theo những câu chuyện do anh trai của ngài, Đức ông Georg Ratzinger kể, khi còn bé Đức cố Giáo hoàng đã nhiều lần đứng ngắm con gấu trước cửa kính của một cửa tiệm ở làng vào năm 1928 và đã khóc rất lâu khi món đồ chơi biến mất khỏi cửa tiệm. Nhưng chính cha ngài đã mua con gấu và ngài đã nhìn thấy nó dưới gốc cây Giáng sinh vào năm đó.

 

Lá thư cậu bé Joseph Ratzinger gửi Chúa Hài Đồng

Liên quan đến thời thơ ấu của Đức Biển Đức XVI, có một lá thư ngài gửi cho Hài Nhi Giêsu vào năm 1924, được tìm thấy cách đây vài năm, trong đó có nội dung: “Chúa Hài Đồng Giêsu kính yêu, Chúa sẽ sớm xuống trần gian. Chúa sẽ mang lại niềm vui cho trẻ em. Chúa cũng sẽ mang lại cho con niềm vui”.

Trong thư, cậu bé Ratzinger đã xin “Volks Schott” - nghĩa là một trong những cuốn sách cầu nguyện đầu tiên có sách lễ bằng tiếng Đức với một mặt bằng tiếng Latinh, cũng có ấn bản dành cho trẻ em - và sau đó xin một bộ áo lễ màu xanh lá cây (hai anh em nhà Ratzinger đã chơi “trò chơi làm cha xứ” với lễ phục do mẹ của ngài chuẩn bị) và một Trái tim Chúa Giêsu, tức là hình ảnh Thánh Tâm mà gia đình ngài rất sùng kính. Lá thư trên cũng được trưng bày tại nơi sinh của ngài. 

 

Vatican News

 

 

 

Ý Cầu Nguyện Của ĐTC Phanxico - Tháng 4/2024 -

The Pope’s Monthly Intention (Apr, 2024) 

For the role of women:   

Let us pray that the dignity and worth of women be recognized in every culture, and for an end to the discrimination they face in various parts of the world. 

Cầu cho vai trò của người phụ nữ:

Chúng ta hãy cầu nguyện để nhân phẩm và giá trị cao quý của phụ nữ được nhìn nhận trong mọi nền văn hóa, và chấm dứt sự phân biệt đối xử mà họ phải gánh chịu tại nhiều nơi trên thế giới.

 

Trong video ý cầu nguyện trong tháng 4, được Mạng lưới Cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo hoàng công bố ngày 2/4/2024, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu nguyện để phẩm giá và giá trị của phụ nữ được nhìn nhận trong mọi nền văn hóa, và chấm dứt sự phân biệt đối xử mà họ phải gánh chịu ở nhiều nơi trên thế giới.

Mở đầu video, Đức Thánh Cha tố cáo rằng “Ở nhiều nơi trên thế giới, phụ nữ bị đối xử như đối tượng đầu tiên cần loại bỏ”. Ngài đưa ra các ví dụ cụ thể về những luật đối xử phân biệt: “Có những quốc gia phụ nữ bị cấm tiếp cận hỗ trợ, khởi nghiệp hoặc đến trường. Tại những nơi đó, họ phải tuân theo luật lệ buộc họ phải ăn mặc theo một cách nhất định. Và ở nhiều nước, việc cắt bộ phận sinh dục vẫn còn hiện hành”.

Ngài mạnh mẽ lên tiếng kêu gọi: “Chúng ta đừng tước bỏ tiếng nói của phụ nữ. Đừng cướp đi tiếng nói của tất cả những người phụ nữ bị lạm dụng. Họ bị bóc lột, bị gạt ra ngoài lề xã hội”.

Đức Thánh Cha cũng lưu ý về tình trạng bất bình đẳng giữa người nam và người nữ. “Về lý thuyết, tất cả chúng ta đều đồng ý rằng đàn ông và phụ nữ đều có phẩm giá như nhau. Nhưng trên thực tế điều này lại không diễn ra”.

Thực tế là trong khi ở một số nước, phụ nữ được tiếp cận với giáo dục và việc làm, đồng thời nắm giữ vai trò lãnh đạo trong các doanh nghiệp và tổ chức, nhiều người vẫn không được hưởng những cơ hội như nam giới. Trong thị trường lao động: chưa đến một phần hai phụ nữ trên thế giới có việc làm và phụ nữ thu nhập ít hơn nam giới 23%. Điều tương tự cũng xảy ra với giáo dục, khi ở một số quốc gia phụ nữ biết chữ chỉ là thiểu số. Ví dụ, tỷ lệ này ở Niger là 27%. Ít cơ hội hơn đồng nghĩa với những khó khăn kinh tế to lớn. Theo UN Women, ước tính đến năm 2030, 8% phụ nữ và trẻ nữ sẽ sống trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ và 25% phụ nữ sẽ không đủ ăn.

Đức Thánh Cha kêu gọi “Các chính phủ cần dấn thân xóa bỏ luật phân biệt đối xử ở mọi nơi và nỗ lực đảm bảo nhân quyền của phụ nữ. Hãy tôn trọng phụ nữ. Hãy tôn trọng phẩm giá và những quyền cơ bản của họ. Và nếu không, xã hội của chúng ta sẽ không tiến bộ”. 

Cha Frédéric Fornos nhận định rằng việc tôn trọng phụ nữ đã là vấn đề trọng tâm của Kitô giáo bởi vì sự sống của mỗi người đều thánh thiêng, mỗi người đều được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Ngay từ khởi đầu của Giáo hội, Chúa Giêsu đã đón nhận các môn đệ làm môn đệ của Người. Đây là một điều mới lạ trong xã hội thời đó. Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, đã giữ một vị trí nổi bật trong số các Tông Đồ và trong cộng đoàn tiên khởi. Chúa Giêsu đã giao phó cho một người phụ nữ, bà Maria Magdalena, sứ mạng loan báo sự phục sinh cho các môn đệ của Người. Trong suốt lịch sử, phụ nữ đã đóng góp vào sự năng động thiêng liêng trong Giáo hội: các Thánh Têrêsa Avila, Catariana Siena, và Têrêsa Hài đồng, những Tiến sĩ của Giáo hội, và vô số các vị thánh khác. 

Giáo hội tiếp tục kêu gọi nhìn nhận vai trò của phụ nữ trong Giáo hội. “Nếu cộng đồng Kitô giáo là một doanh nghiệp mà không có sự tham gia tích cực của phụ nữ thì cộng đồng này sẽ phá sản”. (CSR_1351_2024)

 

Vatican News

 

Mừng Chúa Phục Sinh -

Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Ngày Chúa Nhật Phục Sinh

Lễ Phục sinh là việc tưởng nhớ sự sống lại của Đức Kitô từ cõi chết. Lễ Phục Sinh có nguồn gốc từ lễ Vượt qua của Do Thái Giáo và là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo.

1. Nguồn gốc:

Lễ Phục Sinh có nguồn gốc từ lễ Vượt qua của Do Thái Giáo. Người Kitô hữu nhận ra qua cái chết và sự phục sinh, Đức Giêsu hoàn thành những gì biến cố Xuất Hành đã biểu hiện trước, đó là giải phóng con người khỏi sự dữ và đưa họ vào cuộc sống mới. Lễ mừng Chúa Giêsu sống lại được cử hành vào mỗi ngày Chúa Nhật.

Kinh Thánh Tân Ước không có đoạn nào nói về lễ Phục Sinh của Kitô giáo. Lễ này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ hai công nguyên. Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Êphêxô, Smyrne… theo sát với truyền thống Do Thái giáo, và họ mừng lễ Phục Sinh vào 14 tháng Nisan, cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chúa nhật.

Ngược lại Giáo hội Tây phương tại Rôma, bên Palestine, Ai cập, Hy Lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng lễ Phục Sinh vào ngày Chúa nhật vì Chúa Giêsu sống lại ngày Chúa Nhật. Ngày Chúa nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do Thái, hay là Chúa Nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chúa nhật.

Cuộc tranh cãi về việc mừng lễ Phục Sinh cũng như việc cử hành phụng vụ đa dạng tại các vùng khác nhau và nêu lên sự hiểu biết khác biệt về lễ Phục Sinh. Khi mừng lễ Phục Sinh vào ngày 14 Nisan, Giáo hội Đông Phương cũng mừng mầu nhiệm Đức Giêsu chết và sống lại, nhưng họ đánh dấu trọng tâm vào cái chết của Người, trong khi đó bên Tây Phương nhấn mạnh vào sự sống lại. Cuộc tranh luận suýt gây ra đổ vỡ giữa hai bên. Vào năm 192, Đức Giáo hoàng Victor quyết định dứt phép thông công các Giáo Hội miền Tiểu Á. Thánh Irênê can thiệp ôn hoà và Đức Giáo hoàng rút lại vạ tuyệt thông. Tại Công đồng Nicêa năm 325, các Giáo hội Kitô giáo đồng ý tách biệt lễ Vượt Qua Do Thái Giáo và lễ Phục Sinh Kitô giáo. Các nghị phụ chấp thuận mừng lễ Phục Sinh vào ngày Chúa nhật tiếp theo tuần trăng tròn (14 Nisan) sau ngày Phân xuân.

Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo, thường diễn ra vào tháng 3 hoặc 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu. Phục Sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ Công giáo gọi là Mùa Phục Sinh, kéo dài đúng 50 ngày, từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Lễ Hiện Xuống.

Năm mươi ngày hoan lạc Phục Sinh của các tín hữu Kitô giáo dựa trên cách tính lễ Ngũ Tuần của người Do Thái. Nhưng theo cách tính của người Do Thái, thì lễ Ngũ Tuần là ngày thứ 50 sau lễ Vượt Qua, trong khi các tín hữu Kitô lại coi đó như là tuần lễ gồm hết 50 ngày. Mùa Phục Sinh bắt đầu với Chúa Nhật Phục Sinh, cũng là ngày cuối của Tam Nhật Vượt Qua và ngày đầu của bát nhật Phục Sinh hay tuần lễ áo trắng (in albis), để kết thúc vào ngày thứ 50, tức Chúa nhật VIII Phục sinh.

 

2. Ý nghĩa:

Lễ Phục sinh là việc tưởng nhớ sự sống lại của Đức Kitô từ cõi chết. Lễ này được cử hành vào ngày Chúa Nhật vốn kết thúc Tuần Thánh và Mùa Chay. Chúa Nhật phục sinh là ngày bắt đầu Mùa Phục sinh của năm phụng vụ.

Như chúng ta biết từ các sách Tin Mừng, ngày thứ ba sau khi Đức Kitô bị đóng đinh vào thập giá, Ngài chỗi dạy từ cõi chết vào ngày Chúa Nhật. Sự phục sinh của Đức Kitô đánh dấu cuộc vinh thắng khải hoàn của Ngài trước sự dữ, tội lỗi và cái chết. Từ đó Phục sinh diễn tả lời hứa của Thiên Chúa đã thành toàn cho cả nhân loại, đó là ngày lễ quan trọng nhất trong lịch phụng vụ Kitô giáo.

Trong các sách Tin mừng, những chi tiết minh thị về Phục sinh thuật lại rất ít, và có những chi tiết không ăn khớp lại xoay quanh một câu chuyện chính là Đức Giêsu đã phục sinh. Thực vậy, người ta tranh cãi rằng những chi tiết không ăn khớp ấy đơn thuần chỉ là những nguyên do văn chương, chứ không phải là bản chất của vấn đề. Mặc dù có những dữ kiện khác nhau ấy, nhưng khía cạnh chính yếu của câu chuyện phục sinh vẫn mạch lạc. Trên hết, người ta đồng ý với nhau thực sự về ngôi mộ trống của Đức Giêsu vốn là dữ kiện chính yếu nhất. 

Dựa trên bằng chứng trực tiếp từ giữa thế kỷ thứ hai, người ta tin rằng Phục sinh thường được cử hành từ những ngày đầu tiên của Giáo Hội.

Ngày Phục sinh có thể được chuyển dời và luôn rơi vào ngày Chúa Nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày Phục sinh của Giáo Hội Công Giáo Rôma luôn là ngày Chúa Nhật thứ nhất sau trăng rằm đầu tiên của mùa Xuân.

Hầu hết Người Công giáo tham dự lễ vọng đêm phục sinh, dù những nghi thức có thể kéo dài vì nhiều bí tích được cử hành trong thánh lễ, chẳng hạn như bí tích rửa tội, nghi thức người trưởng thành gia nhập đạo Công giáo. Nghi thức trong ngày Phục sinh thường ngắn ngọn hơn. 

Nghi thức rạng sáng Chúa nhật Phục sinh thường được các anh em Tin Lành cử hành. Họ tề tựu trước bình minh hay rạng sáng Ngày Phục sinh để suy niệm về việc vài phụ nữ đến mộ Đức Giêsu vào tờ mờ sáng. Nghi thức này thường được cử hành trước nhà, trước sân nhà thờ, nơi nghĩa trang hoặc công viên, và họ cử hành cho tới khi mặt trời mọc hẳn. 

Những hoạt động truyền thống của gia đình cũng khác nhau tùy vùng miền. Tại Hoa Kỳ, trẻ em thường đi tìm trứng Phục sinh, đó là những quả trứng đã chín với màu sắc rực rỡ, hoặc có thể là trứng nhựa với những thỏi kẹo hoặc đồng tiền nhỏ đính vào. Kẹo là món quà truyền thống trong ngày Phục sinh mà các trẻ nhỏ thường dùng trong những ngày chay tịnh của các em. Người lớn thường tặng cho nhau bó hoa, tấm thiệp và có thể cùng nhau dùng bữa trong gia đình. Tiếc là những dịp kỷ niệm ấy thường bị tục hóa và chỉ chú trọng vào trẻ em và gia đình hơn là chiều kích tôn giáo của ngày thánh này.    

Sau Chúa nhật Phục sinh, Mùa Phục sinh bắt đầu và kết thúc sau đó bảy tuần, nhằm ngày Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

 

Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình

 

Tam Nhật Vượt Qua -

Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh 

1. Nguồn gốc:

Ngay từ thế hệ Kitô hữu đầu tiên, đã có việc cử hành hằng năm mừng Chúa sống lại. Trong suốt ba thế kỷ đầu, đây là lễ hội duy nhất được ghi nhận trong Giáo Hội. Việc cử hành nguyên thủy – tiền thân của Lễ Phục Sinh sau này – được thực hiện bằng hình thức một cuộc canh thức (vigilia trong tiếng La tinh có nghĩa là “sự tỉnh thức” hay “đợi chờ”). Thật dễ hiểu tại sao các Kitô hữu đã chọn những giờ khắc của ban đêm để cử hành cảm nghiệm tôn giáo của mình về cuộc khải thắng của Đức Kitô trên sự chết và tội lỗi – đồng thời đó cũng là cuộc khải thắng của chính họ cùng với Đức Kitô. Chính trong những giờ khắc của đêm tối trước ngày thứ nhất trong tuần (ngày Chúa Nhật) mà mầu nhiệm này đã diễn ra. (Mt 28,11; Mc 16,1; Lc 24,1; Ga 20,1).

Vào thời Giáo Hội sơ khai, có một niềm tin rất phổ biến rằng Chúa Phục Sinh sẽ trở lại trong chính những giờ khắc đêm tối này của Đêm Canh Thức Phục Sinh. Vì vậy, điều đương nhiên là tất cả mọi người cùng có mặt và chờ đợi. Đây sẽ là sự trở lại cuối cùng trong vinh quang của Người, và ngày nay trong mỗi Thánh Lễ, lời loan báo về sự cáo chung của thời gian vẫn còn vang lên để xác tín: “Đức Kitô đã chết, đã sống lại và sẽ đến!”.

Ngoại trừ một số thay đổi, nhất là thay đổi về thời lượng, nghi thức đã được canh tân ngày nay phản ảnh rõ chính nghi thức của những thế kỷ ban đầu. Vừa khi sao hôm xuất hiện trên bầu trời, các nghi thức bắt đầu được cử hành và kéo dài suốt cả đêm. Những khoảnh khắc đầu tiên dành cho việc đọc các bài đọc Thánh Kinh và những lời nguyện. Các bài đọc Thánh Kinh – thường gồm 12 bài – nhấn mạnh ý nghĩa tiên tri về một công cuộc sáng tạo và cứu độ mới bằng nước. Đó là những bản văn nói về cuộc tạo dựng ban đầu, sự sa ngã, trận lụt hồng thủy, câu chuyện sát tế Isaac, biến cố các thiên thần vượt qua cửa nhà người Do Thái để tàn sát các con trai đầu lòng của người Ai Cập, cuộc vượt qua Biển Đỏ và hành trình tiến vào Đất Hứa.

Khi bóng tối đã trùm kín không gian cũng là lúc chủ đề nói trên được thể hiện bằng nghi thức sáng tạo mới qua nước của Phép Rửa, nhất là Phép Rửa cho người trưởng thành. Vốn là một nét đặc trưng của Đêm Canh Thức Phục Sinh, nghi thức này bắt đầu với việc làm phép nước Phục Sinh một cách trọng thể. Trong khi cộng đoàn hát Kinh Cầu Các Thánh, cây Nến Phục Sinh cháy sáng được cắm vào nước, và dầu thánh cũng được chế vào hòa lẫn với nước. Giờ đây, những người dự tòng – thường đã được chuẩn bị từ vài năm trước – sẽ tuyên hứa từ bỏ mọi ảnh hưởng của Satan trên con người cũ của mình; họ tuyên xưng đức tin, lãnh nhận Phép Rửa, được xức dầu và mặc áo trắng. Vào thế kỷ thứ 5, trong Giáo Hội Rôma có thực hiện việc xức dầu lần thứ hai do đức giám mục – và đây chính là dạng ban đầu của bí tích Thêm Sức.

Trong những thế kỷ đầu tiên, người ta có thói quen trao sữa và mật ong đã được làm phép cho những người mới lãnh nhận Phép Rửa. Cử chỉ này có ý nghĩa rằng người mới lãnh Phép Rửa là người còn non nớt trong đức tin, gọi là tân tòng. Cử chỉ ấy cũng ám chỉ rằng họ vừa mới tiến vào miền Đất Hứa mới “chảy tràn sữa và mật ong”. Việc thực hành nói trên, có tầm vóc đánh dấu một mốc điểm quan trọng trong cả đời sống, vốn là một thực hành được vay mượn từ các thần thoại ngoại giáo. Cuối cùng, gần lúc tờ mờ sáng, những người mới lãnh Phép Rửa sẽ rước Thánh Thể lần đầu cùng với cộng đoàn tín hữu.

 

2. Ý nghĩa:

Việc tưởng niệm Đức Kitô chịu chết và sống lại đạt tới cao điểm trong đêm nay. Đêm nay là đêm thánh của người Kitô hữu. Đêm nay cộng đoàn Kitô hữu ôn lại tất cả lịch sử cứu độ, từ buổi khai sinh lập địa và việc dân Israel ra khỏi Aicập cho đến việc Đức Giêsu sống lại và được tôn vinh trên trời. Thánh Augustin, trong tác phẩm “Sermo” đã coi Canh thức Vượt Qua trong đêm Vọng Phục Sinh là “Mẹ của mọi lễ Canh Thức”. Khi cử hành Canh thức này, Giáo hội canh thức để mong đợi Chúa Kitô sống lại và cử hành mầu nhiệm Phục sinh ấy trong các bí tích. Vì thế, mọi cử hành trong đêm Canh thức Vượt Qua phải được tổ chức vào ban đêm, nghĩa là khi bắt đầu đêm tối và kết thúc trước rạng đông ngày Chúa nhật. (x. Sách lễ Roma, Quy định tổng quát về năm phụng vụ và Niên lịch, số 21)

Đêm nay, người Kitô tận hưởng niềm vui Chúa Phục Sinh sau 40 đêm ngày ăn chay, hãm mình và cầu nguyện. Đêm nay, niềm vui của người Kitô hữu được thể hiện qua việc đi từ đêm tối đến ánh sáng, đi từ cõi chết âm u tiến vào cõi sống tưng bừng hoan hỷ. Đêm nay người Kitô hữu được mời gọi theo lời khuyên của Đức Kitô, họ cầm đèn sáng trong tay giống như những người đang tỉnh thức đợi chủ trở về để đưa họ vào bàn tiệc. Đêm nay, họ được nếm trước niềm vui của thánh Giêrusalem trên trời. Vì thế, đêm nay, họ hát vang lời Allêluia! Mừng Chúa Phục Sinh!

 

Lời Kết:

Biến cố Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh và sống lại xảy ra trong bối cảnh lễ Vượt Qua, là cử hành quan trọng nhất trong niên lịch của người Do thái. Ngày quan trọng nhất đối với người Do thái đã trở thành ngày thánh thiêng nhất đối với người Kitô hữu. Việc cử hành phụng vụ Tam nhật thánh không dừng lại ở việc hướng về, tưởng nhớ một sự kiện lịch sử chan hòa ý nghĩa xúc động và đầy sức tác động, nhưng quan trọng trên hết chính là tái diễn cách sống động sự kiện Đức Giêsu đã chết và sống lại trong hiện tại và kéo dài đến tương lai. Vì thế, cuộc sống của người Kitô hữu được mời gọi nối dài các mầu nhiệm của Đức Kitô, đặc biệt là Mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Người. Chúng ta được mời gọi biết chết với Đức Kitô để rồi cũng được sống lại với Ngài. Chính là Chúa Giêsu Kitô là sức mạnh, bình an và nguồn mọi ơn phúc của mỗi người chúng ta.

 

Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình

 

Tam Nhật Vượt Qua -

Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh

1. Nguồn gốc:

Việc cử hành phụng vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Giêrusalem được ghi nhận đầu tiên vào thế kỷ IV do sử gia Esgerie tường thuật lại về việc cầu nguyện và suy niệm về cuộc Thương khó Chúa trong suốt lộ trình từ Nhà Tiệc Ly đến chân đồi Gôlgôtha. Trên lộ trình này, dân chúng dừng lại từng chặng để nghe các đoạn sách Ngôn sứ nói về cuộc Thương khó của người Tôi Tớ Thiên Chúa, suy niệm các đoạn Tin mừng nói về đau khổ của Chúa, cầu nguyện và hát thánh ca. Cuối lộ trình là nơi Chúa chịu đóng đinh, Giám mục sẽ đưa cao cây Thánh giá cho dân chúng tôn thờ.

Tại Rôma thế kỷ VII, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh người ta tưởng niệm cuộc khổ nạn bằng cách suy gẫm trình thuật Thương khó theo Tin mừng Gioan, sau đó cộng đoàn sẽ đọc lời cầu chung cho Giáo Hội, các nhà lãnh đạo thế giới, cầu cho sự hiệp nhất và cho mọi nhu cầu của nhân loại. Vì không cử hành thánh lễ nên nhiều nhà thờ tổ chức cử hành phụng vụ Lời Chúa cách trọng thể: Thánh giá có tượng chịu nạn được để trên bàn thờ cho dân chúng tôn thờ, nghe Lời Chúa và suy gẫm về cuộc khổ nạn của Người, sau đó rước lễ (x. Năm phụng vụ, Nguyễn Thế Thủ, ĐCV Giuse Tp HCM 2001, tr 59).

Trước năm 1955, việc cử hành phụng vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh có sự khác biệt so với hiện nay: ban sáng cử hành phụng vụ Lời Chúa và suy tôn Thánh giá, buổi chiều đi đàng Thánh giá, buổi tối nghe “giảng đại phúc” về cuộc Thương khó của Chúa Giêsu. Nhưng sau 1955 có sự sắp xếp lại việc cử hành nghi thức: buổi chiều cử hành cuộc Thương khó và tôn vinh Thánh giá, đồng thời cho phép cộng đoàn phụng vụ rước lễ nhưng không cử hành thánh lễ. Nghi thức từ năm 1970 đến nay không thay đổi gì nhiều về cấu trúc và giờ cử hành, nhưng chỉ thay đổi về các bài đọc, sắp xếp lại các lời nguyện cũng như thêm vào một số ý nguyện mới theo tinh thần của Vaticano II. (x.Năm phụng vụ, Nguyễn Thế Thủ, ĐCV Giuse Tp HCM 2001, tr 66)

 

2. Ý nghĩa:

Theo Kinh Thánh, trước ngày Lễ Vượt Qua của người Do Thái, Đức Giêsu đã bị xử án tại dinh Philatô vào lúc tảng sáng, rồi Người bị kết án Tử hình, vác thập giá đến pháp trường, bị đóng đinh vào thập giá, bị treo lên và rồi Người tắt thở trên thập giá vào khoảng 3 giờ chiều. Vì thế, hôm nay Giáo Hội muốn chúng ta hãy chăm chú suy niệm về tình thương của Ngài qua những khổ hình và cuộc tử nạn của Người được trình bày qua bài Thương Khó. Chúng ta hãy suy niệm về mầu nhiệm Thập Giá Chúa Kitô. Hôm nay là ngày thích hợp để mỗi Kitô hữu chúng ta trở về với lòng mình. Chúng ta hãy kết hợp lòng mình với những đau khổ mà Ngài đã chịu vì yêu thương ta và muốn cứu độ ta.

Việc cử hành vào chiều Thứ Sáu không phải là Thánh lễ mà chỉ là một Nghi lễ tưởng niệm việc Đức Giêsu chịu chết. Đây không phải là những lễ nghi chỉ gợi nên một cuộc trình diễn bi kịch cảm động về cuộc thương khó của Đức Giêsu. Đây là một mầu nhiệm Đức Tin. Chúng ta phải luôn tin rằng Đức Giêsu chết và đã sống lại để cứu độ chúng ta. Nhưng để có thể hiểu chúng ta được cứu khỏi một vực thẳm đầy tội lỗi và gian tà như thế nào, chúng ta cùng với Ngài bước xuống vực thẳm đó. Nghi lễ Thứ Sáu tuần thánh nhắc lại việc Đức Giêsu xuống vực thẳm ấy, đó là tội lỗi của loài người, những đau khổ của nhân loại về thể xác cũng như tinh thần (bị hất hủi, bị người thân phản bội, bị thất bại, bị xâm phạm thân thể, bị đối xử bất công, bị nhục nhã, nỗi lo âu khủng khiếp như hấp hối, sợ hãi, chết v.v.). Nghi lễ hôm nay phải giúp ta ý thức tầm mức nghiêm trọng của sự dữ và sự tội; đồng thời ý thức giá trị tuyệt vời của việc Chúa cứu chuộc chúng ta. Hôm nay cũng là dịp thuận tiện để ta giục lòng thống hối, hoán cải tâm hồn qua việc chay tịnh, hãm mình hy sinh và đền tội.

 

Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình

 

Tam Nhật Vượt Qua -

Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Ngày Thứ Năm Tuần Thánh

1. Thánh Lễ Làm Phép Dầu:

a. Nguồn gốc:

Dầu tượng trưng cho sự phong phú và chúc lành của Thiên Chúa. Dầu cũng là dấu hiệu của sự hân hoan, vui mừng. Đức Kitô, Đấng được xức Dầu, trở thành Tư Tế, thành Tiên Tri và thành Vướng Đế của Tân ước. Y tưởng này bắt nguồn từ Cựu ước. Thời Cựu ước, người ta quen dùng nghi thức xức dầu để tấn phong các vị tư tế, tiên tri và vua.

Dầu đem lại sự hân hoan tươi tắn, đem lại sức mạnh và làm cho tâm hồn trở nên thơm ngoan dịu dàng trước mắt. Chính vì thế, Chúa Kinh Thánh có 3 hình ảnh khác về ý nghĩa của dầu: Hình ảnh Nước Đại Hồng Thủy tẩy sạch trần gian, rồi tiếp đó là cành lá của cây Ôliu do chim câu tha về. Hình ảnh Aharon được tắm rửa, thanh tẩy trước khi được xức dầu. Hình ảnh Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Giođan. Sau đó, được xức dầu tấn phong nhờ Chúa Thánh Thần qua hình chim bồ câu.

 

b. Ý nghĩa:

Việc làm phép dầu được đưa vào thánh lễ từ sau cuộc canh tân 1955. Trong thánh lễ này Đức Giám mục sẽ làm phép Dầu Bệnh nhân, Dầu Dự Tòng và thánh hiến dầu thánh, sau đó phân phát đến các giáo hạt và các giáo xứ. Điều này có ý nói rằng Dầu từ Nhà thờ Chánh Tòa, là Nhà thờ của Đức Giám Mục Giáo phận chia đi tới các nẻo đường, các vùng trong giáo phận. Và con đường mà Dầu từ trung tâm là Nhà thờ Chánh Tòa được phân chia đi các nhánh đó sẽ được minh họa bằng một từ gọi là Con Đường Dầu. Con Đường Dầu này nói lên vai trò trung tâm của Đức Giám Mục và nói lên sự liên kết đằm thắm giữa ngài các Linh mục trong Giáo phận.

Thông thường, thánh lễ này được tổ chức vào sáng ngày thứ Năm Tuần Thánh. Do đó, thánh lễ Dầu là thời điểm để quy tụ các linh mục bên cạnh Đấng bản quyền của mình để hiệp dâng thánh lễ. Đồng thời, dân chúng cũng được mời gọi tham dự đông đủ vào nghi lễ quan trọng này. Trong thánh lễ, các linh mục lặp lại những lời cam kết của họ khi được thụ phong linh mục vì tình yêu Đức Kitô và tâm tình phục vụ Giáo hội.

 

2. Lễ tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu:

a. Nguồn gốc:

Mỗi năm, dân Do thái ăn lễ Vượt Qua để tưởng niệm việc họ đã được Thiên Chúa giải thoát khỏi cảnh áp bức của người Aicập và Thiên Chúa đã ký kết giao ước với họ. Chúa Giêsu Kitô đã mở đầu cuộc Thương Khó khi cùng với các môn đệ dùng bữa tiệc Vượt Qua đó. Từ giờ phút này, Đức Kitô sẽ thực sự dấn thân vào cuộc thương khó tử nạn. Ngài đã khởi đầu bằng một bữa tiệc Vượt Qua cổ truyền để chấm dứt Lễ Vượt qua của Cựu Ước, đồng thời mở đầu cho lễ Vượt Qua của Tân Ước bằng chính máu thịt Ngài. Cuộc hiến tế đẫm máu trên đồi Canvê giờ đây được tiên báo bằng việc lập Bí tích Thánh Thể. Như vậy, Ngài đã muốn cho bữa tiệc này trở thành bữa tiệc của giao ước mới, giao ước Người lập khi đổ máu hy sinh trên thập giá. Nhiệm tích này sẽ tồn tại mãi mãi như một kỷ niệm và là một lễ hy sinh mỗi khi được tái hiện trên bàn thờ. Vì thế, khi trao cho các môn đệ tấm bánh và chén rượu, là đồ ăn thức uống đã trở thành Mình và Máu của Ngài.

Thứ Năm Thánh bắt đầu Tam Nhật Vượt Qua. Ban đầu, Tam Nhật chỉ gồm Thứ Sáu Thánh và Thứ Bảy Thánh (theo cách tính của người Do Thái là ba ngày). Sang thế kỷ 4 Thế kỷ IV, thời Thánh Augustinô ở Bắc Phi, vì Giáo Hội muốn sống từng giờ với Đức Giêsu trong cuộc vượt qua của Ngài nên đã lập ra nghi lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh. Vì ý muốn đó cho nên đây là ngày duy nhất buộc cử hành đúng vào giờ bữa ăn tối. Trước đó, Thứ Năm Thánh có tên là thứ năm Lễ Tiệc Ly. Ngày này tưởng niệm bữa tiệc ly của Chúa và kỷ niệm Chúa lập bí tích Thánh Thể. Và thứ năm này cũng có tên khác là thứ năm của Giới Răn Mới dựa theo Ga 13,34. Trong nghi lễ Thứ Năm có nghi thức rửa chân, để nhớ mãi giới luật tình yêu Chúa đã dạy trong đêm tiệc ly này. Nguyên thủy Thứ Năm Thánh chỉ là ngày chuẩn bị lễ mừng mầu nhiệm Vượt Qua. Vào ngày này, các hối nhân được xá giải và tái nhập vào cộng đoàn để họ được tham dự vào lễ Vượt Qua. Từ hôm nay, dầu thánh cũ bị hủy bỏ, các nhà thờ sẽ sử dụng dầu thánh mới để cử hành bí tích Thánh Thể và Thêm Sức vào đêm Phục Sinh.

Truyền thống cử hành nghi thức Lễ Tiệc Ly tại Giêrusalem, là địa điểm và thời điểm tiến hành bữa tiệc ly của Chúa theo tương truyền. Về sau cả Giáo Hội đã áp dụng nghi thức Thứ Năm Thánh tương tự truyền thống ở Giêrusalem. Tập tục này có từ thế kỷ IX.

 

b. Ý nghĩa:

Thánh Lễ hôm nay bắt đầu cho Tam Nhật Vượt Qua. Trong Thánh Lễ này, chúng ta tưởng niệm lại 3 ý nghĩa chính sau đây: Tái diễn lại bữa tiệc của Chúa Giêsu với các môn đệ. Đây là thời điểm Đức Giêsu lập bí tích Thánh Thể và chức Linh Mục Thượng Phẩm để qua những con người này Ngài trực tiếp hiện diện với nhân loại cho đến ngày tận thế. Hôm nay Giáo Hội cũng kỷ niệm lại với những lời trăn trối tâm huyết cuối cùng mà Ngài đã dành cho các môn đệ đó là việc Ngài ban giới luật yêu thương được cụ thể hóa bằng việc rửa chân cho các Tông đồ. Ba sự việc này diễn ra trong thời gian sau cùng mà Đức Giêsu còn ở giữa các môn đệ. Như vậy, chiều hôm nay, Giáo Hội sống lại những giây phút cao quí nhất, tuyệt vời nhất của tình yêu nơi Đức Kitô, một tình yêu không thể đo lường hay sánh ví.

 

Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình

 

Vatican News -

Chủ Tịch Hàn Lâm Viện Tòa Thánh Về Sự Sống Nói Về Sự Phục Sinh 

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh gần đây, với sứ vụ là Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống, Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia đã có những suy tư về ý nghĩa của việc tin vào sự phục sinh trong thời đại hôm nay.

Thưa Đức Tổng Giám Mục, có phải ngày nay đang có sự suy giảm chú ý và nhạy cảm đối với các mầu nhiệm sự sống, cái chết và sự phục sinh? Có phải con người ngày nay không còn tin vào sự sống lại?

Vấn đề tôi nhận thấy là sự im lặng gần như hoàn toàn ở hai điều cuối cùng của Kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”. Lời tuyên xưng này đã trải qua nhiều thế kỷ, ở mọi nơi, mọi nền văn hóa, và luôn luôn vững chắc và thiết yếu. Đức tin của dân Thiên Chúa vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tìm thấy kết luận tự nhiên trong câu này của Kinh Tin Kính. Tuy nhiên, thật không may ngày nay điều này dường như bị bỏ qua, được tuyên xưng nhưng không phải theo cách đầy hương vị, hiểu biết. Lời tuyên xưng vẫn ở đó, và tôi nói thêm thật may là vẫn ở đó. Rõ ràng là nếu chúng ta có thể mở được tráp kho báu mà câu này ẩn giấu thì cuộc sống của chúng ta sẽ tươi sáng hơn. Cuộc sống trước và sau. Và đức tin Kitô giáo sẽ trở nên lôi cuốn.

 

Do công việc, Đức Tổng thường đối thoại với thế giới không tin. Dọc theo biên giới này, Đức Tổng đã đối diện với chủ đề sự sống sau cái chết như thế nào? Ngài thấy có những phản ứng gì?

Chắc chắn đó là một chủ đề hiện diện trong tâm trí của nhiều người, bất kể niềm tin tôn giáo, và với những liên can tâm lý quan trọng. Tôi có thể kể cho bạn nhiều giai thoại về điều này. Chẳng hạn, tôi nghĩ đến mối quan hệ của tôi với hai nhà nhân văn quan trọng không có đức tin và tôi rất quý mến: Luigi Manconi và Eugenio Scalfari. Khi tôi đối diện với họ về những vấn đề lớn của cuộc sống, tôi ghi nhận một sự bối rối nhất định. Manconi mỉm cười nói với tôi: “Nếu được chọn, tôi sẽ vui lòng đón nhận cuộc sống sau khi chết”; và tôi vẫn cười nói: “Và may mắn, điều đó không phụ thuộc vào ông nhưng phụ thuộc vào Chúa Cha Hằng Hữu”. Trong cuộc đối thoại với Scalfari, tôi nhận thấy rằng, sau khi “phải lòng” Đức Thánh Cha Phanxicô, chủ đề này đã mạnh mẽ đi vào suy nghĩ của ông. Điều tôi muốn nói là, nếu chủ đề này được diễn đạt một cách chính xác và không do dự, thì nó sẽ làm cho đức tin trở nên lôi cuốn hơn. Trong tâm trí tôi xuất hiện những lời của Thánh Inhaxiô Antiochia, khi được đưa đến Roma chịu tử đạo, rằng: “Trong những lúc khó khăn, Kitô giáo không phải là một hoạt động của niềm tin nhưng là một ý tưởng về sự vĩ đại”. Và tôi chuyển dịch là “ý tưởng lôi cuốn”.

 

Vậy làm cách nào ý tưởng về sự phục sinh có thể được diễn tả bằng những thuật ngữ lôi cuốn?

Trước hết, đây không chỉ là việc giải thích nhưng còn khơi dậy: khơi dậy những cảm xúc, say mê, hy vọng. Tóm lại, để tái tạo một khôn ngoan của cuộc sống, cũng nối liền với sự sống “đời sau”. Một sự khôn ngoan không khẳng định rằng cái chết không tồn tại hoặc nó không gây đau khổ, nhưng chắc chắn không gây tuyệt vọng. Chính vì - như Thánh Tông đồ nói - chúng ta đau khổ, điều đó đúng, nhưng không đau khổ như những người không có niềm hy vọng. Và điều này làm cho tôi phải nói rằng Kinh Tin Kính Kitô giáo kỳ lạ, ngạc nhiên, thậm chí mỉa mai theo một cách nào đó. Bởi vì chúng ta có thể nói rằng “điều tốt đẹp nhất vẫn chưa đến”, và điều này làm chúng ta cười vì nó giống như sự tương phản giữa nỗi đau, bi kịch của sự chia ly và một tương lai mà chúng ta hầu như không biết gì ngoại trừ việc biết rằng nó sẽ tươi đẹp, trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã bảo đảm với chúng ta về điều này, đây là chủ đề mà chúng ta phải tự mình thực hiện. Và ở đây, tôi rất đồng ý với von Balthasar khi nói về những điều cuối cùng, cha nói: “Cánh chung học là một công trường đã bị đóng một thời gian và chúng ta phải mở lại”.

 

Đây có phải là lúc không?

Vâng, tôi tin chắc rằng thời điểm đã đến. Chúng ta đang sống trong một thời đại quá kịch tính, đến nỗi nó khiến chúng ta phải quay trở lại với kinh cầu cổ xưa “Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi dịch bệnh, đói khát và chiến tranh”. Covid, thảm kịch biến đổi khí hậu, nạn đói ở phần lớn thế giới, “chiến tranh thế giới thứ ba từng phần”. Tất cả bối cảnh khủng khiếp này phải làm chúng ta khôi phục lại khái niệm khôn ngoan. Sự khôn ngoan của thời kỳ cuối cùng. Bởi vì mọi thế hệ đều được mời gọi suy tư về chủ đề cuối cùng, nhưng không giống như những người không có niềm hy vọng. Bởi vì ngày nay, ngay cả đối với những người không tin, triết học lượng tử mở ra những chìa khóa mới cho sự hiểu biết, và của hy vọng. Bản thân khoa học cho chúng ta biết rằng chúng ta không kết thúc trong hư vô, nếu bất cứ điều gì chúng ta trở thành năng lượng. Hơn nữa, đức tin Kitô giáo giúp chúng ta hiểu cái chết như một sự đi qua, một thời điểm khó khăn nhưng không khép kín. Nó giống như sự sinh ra. Ngay cả khi mới sinh ra em bé cũng khóc nhưng đó là tiếng khóc mở ra một cuộc sống mới. Và ngay cả khi mới sinh ra, đó là một thế giới chưa biết, không thể tưởng tượng được, những đặc điểm mà đứa trẻ không biết.

Những lời trong Kinh Tin Kính mà chúng ta đã trích dẫn làm cho chúng ta hiểu rằng trọng tâm của đức tin là “đích đến”. Một đích đến đã được viết ngay từ đầu bởi vì chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, do đó, chiều kích thần hóa - như những người anh em Chính thống nói - thuộc về chúng ta ngay từ đầu. Chúng ta đã được thần hóa rồi. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng lịch sử của chúng ta, lịch sử ơn cứu độ của chúng ta, là lịch sử thần hóa. Sự sống lại được hiểu là sự nên trọn. Nếu chúng ta hiểu rằng chúng ta tồn tại trong mối quan hệ với tạo vật xung quanh thì chúng ta cũng hiểu rằng sự sống lại của thân xác liên quan đến toàn thụ tạo quanh chúng ta.

 

Đức Tổng đã nói ngay cả khoa học cũng thừa nhận năng lượng có thể biến đổi. Nhưng làm thế nào có thể giải thích sự chuyển đổi từ năng lượng sang thực tế tương lai được cá nhân hóa?

Tôi giải thích luận chứng về sự sống lại của thân xác, nghĩa là của một cá nhân bằng một câu hỏi: chúng ta sẽ như thế nào khi được sống lại? Câu trả lời đơn giản và rõ ràng nhất là: chúng ta sẽ giống Chúa Giêsu. Chúng ta đã có được hồng ân tuyệt vời này là bốn mươi ngày của Chúa Giêsu sau khi Người phục sinh, điều mà chúng ta ít khi nghĩ tới. Trong bốn mươi ngày đó, chúng ta thấy một Giêsu không phải là thần linh thuần khiết (cũng không phải xác thịt thuần khiết) nhưng là đã sống lại. Chúa Giêsu để cho bà Madalena ôm lấy, nhưng bằng cách nào? Tôi không biết, vì chính Maria Madalena còn không nhận ra Người. Chúng ta có gặp lại nhau khi sống lại không? Tất nhiên, Chúa Giêsu đã nói như một người sống lại. Bốn mươi ngày đó, trong bố cục Tin Mừng, giúp chúng ta hiểu rõ mình sẽ trở thành người như thế nào, điều gì đang chờ đợi chúng ta. Bốn mươi ngày đó là hồng ân tuyệt vời nhất của Chúa Giêsu. Trong bốn mươi ngày đó, nỗ lực lớn nhất của Chúa Giêsu đã bùng nổ: đó là làm cho các môn đệ hiểu rằng chính là Chúa nhưng đã sống lại. Tôi nói đó là một nỗ lực lớn bởi vì không thể nghĩ về điều này, không thể tưởng tượng, chỉ đơn giản là nói về. Không thể tin được. Và thực tế là những ngày đầu tiên - Tin Mừng cho chúng ta biết - thật là kịch tính.

 

Có một đoạn rất hay trong bài giảng của Thánh Gioan Kim Khẩu về Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, trong đó ngài nói rằng chính những người đó, vì sợ hãi, đã chạy trốn dưới Thánh giá, bỏ Chúa Giêsu một mình, nhiều năm sau đó chấp nhận tử đạo. Thánh Gioan Kim Khẩu nói điều này là bằng chứng xác thực nhất về sự phục sinh: chỉ khi chứng kiến một sự kiện phi thường như sự sống lại mới có thể xóa bỏ nỗi sợ hãi về cái chết của họ.

Tôi nhớ đoạn này; nếu tôi nhớ không lầm thì ở trong giờ kinh phụng vụ lễ Thánh Bartôlômêô. Và bạn nói rất đúng, nhưng hôm nay chúng ta phải tập trung vào những điểm yếu trong lời loan báo kerygma ban đầu về Chúa Kitô sống lại từ cõi chết. Tôi tin rằng khuyết điểm chính nằm ở chỗ ngày nay chúng ta vẫn dựa quá nhiều vào tư tưởng Plato về sự tách biệt giữa thể xác và tinh thần. Nơi mà linh hồn có tính quyết định còn thể xác thì không, đúng hơn đó là gánh nặng trên con đường nên thánh. Sự sống lại của thân xác không được hiểu là sự sống lại của một thân xác thể lý, nhưng là sự sống lại của một con người, của một cá nhân duy nhất, với kinh nghiệm trước đây của họ. Ý nghĩa sâu xa sự phục sinh của Chúa Giêsu là: Đấng phục sinh là Chúa Giêsu, không chỉ là Ngôi Lời. Không phải năng lượng, mà là con người, với tất cả lịch sử, ký ức, những liên hệ, với tất cả tình cảm của Người. Chúng ta sẽ không phải là những linh hồn thuần khiết. Thiên Chúa nhập thể trở về Thiên Đàng với thân xác.

 

Nhưng sự phục sinh của thân xác này xảy ra vào ngày tận thế.

Tôi tin rằng điều đó sẽ xảy ra ngay lập tức. Bởi vì cái chết và sự phục sinh đã ở ngoài thời gian. Vì lý do này, tôi khẳng định một hình ảnh về sự sống đời đời không phải là một ca đoàn của các linh hồn đang chiêm niệm. Khi Chúa Giêsu nói về điều này, đúng hơn, Người so sánh sự sống đời đời với một bữa tiệc, nghĩa là thể lý, vật chất, thể chất. Nước Trời, trong tường thuật Tin Mừng, bắt đầu bằng việc nâng ly chúc mừng: “Thầy sẽ không uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa”. Việc từ khước sự sống lại theo những thuật ngữ này khiến những người khác trong chúng ta phải nói “Phúc cho những ai tin vào điều đó!”.

 

Sự từ khước này có những hệ luỵ quan trọng về cách sống đức tin không?

Chắc chắn rồi. Chẳng hạn, đi vào luận lý của đức tin tập trung vào đích đến có nghĩa là chúng ta không thể coi thường thụ tạo cũng sẽ đồng hành với chúng ta trong thế giới mới, có nghĩa là chúng ta không thể tiếp tục giết hại lẫn nhau trong các cuộc chiến tranh. Bởi vì sự phục sinh là một tương lai mà chúng ta phải chuẩn bị ngay bây giờ. Chúa Giêsu nói, Nước Trời đã ở giữa anh em. Niềm hy vọng mà chúng ta ấp ủ dựa trên những gì chúng ta đã trải qua ngày hôm nay. Câu cuối cùng của Kinh Tin Kính, từ đó chúng ta bắt đầu, buộc chúng ta phải sống một sự phục sinh từ nỗi buồn.

 

Tuy nhiên, tại sao việc từ khước “đích đến” này lại bị phân tán trong lời loan báo của Giáo hội? Tại sao, thay vì công bố “kerygma” ban đầu, Giáo hội lại thường được coi là người ban hành một hệ thống quy phạm có tính chất đạo đức?

Bởi vì chúng ta đã hoán đổi Tin Mừng với việc dạy giáo lý. Chúng ta giải thích đức tin, chúng ta không làm cho đức tin bùng nổ trong cuộc sống hàng ngày để biến đổi thế giới. Bùng nổ đức tin có nghĩa là làm chứng cho cuộc cách mạng này trong lịch sử nhân loại, đó là sự xuất hiện của Chúa Giêsu thành Nazareth. Nếu điều này không xảy ra, tôi tin rằng đó là do chúng ta đã hơi cản trở Thánh Thần. Ví dụ hãy nghĩ đến sự bùng nổ quan trọng của Công đồng, nhưng sau đó không được đồng hành thích đáng. Cách giải thích về những dấu hiệu của thời đại liên quan đến bạn và những xáo trộn khiến bạn khựng lại; nỗi sợ hãi ngự trị, bảo vệ bản thân và sự an toàn của chính mình. Chúng ta thậm chí còn coi mình là thiểu số, đã trở thành pháo đài. Chỉ có một con đường để theo, luôn là con đường đã cho phép chúng ta có hai ngàn năm lịch sử: đơn giản là mở lòng cho Thánh Thần.

 

Vatican News

 

Vatican News -

VATICAN CÔNG BỐ LOGO CHÍNH THỨC CỦA NĂM THÁNH 2025 

Trong cuộc họp báo ngày 28/6/2022, Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella, nguyên Chủ tịch Hội đồng Toà thánh về Tái truyền giảng Tin Mừng trước đây, hiện là Quyền Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, đã công bố logo chính thức của Năm Thánh sẽ được tổ chức vào năm 2025 với chủ đề “Những người hành hương của hy vọng”.

Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella nhắc lại rằng khi các công việc chuẩn bị bắt đầu trong Giáo hội cho Năm Thánh, Hội đồng Toà thánh về Tái truyền giảng Tin Mừng trước đây đã phát động một cuộc thi dành cho tất cả mọi người, để sáng tạo logo.

Ngài cho biết có tổng cộng 294 bài dự thi đã được gửi từ 213 thành phố và 48 quốc gia khác nhau, và những người tham gia có độ tuổi từ 6 đến 83. Có nhiều bài vẽ tay của các trẻ em với tràn đầy trí tưởng tượng và đức tin đơn sơ.

Vào ngày 11/6/2022, Đức Tổng Giám mục Fisichella đã đệ trình ba bản chung kết lên Đức Thánh Cha để chọn ra một bản vẽ khiến ngài cảm động nhất. Đức tổng cho biết: “Sau khi xem xét các dự án nhiều lần và bày tỏ ý thích của mình, Đức Thánh Cha đã chọn bản thiết kế của Giacomo Travisani.”

 

Ý nghĩa logo

Giải thích về logo, tác giả Giacomo Travisani cho biết mình đã tưởng tượng cách thế tất cả mọi người cùng nhau tiến bước, có thể tiến bước “nhờ ngọn gió Hy vọng là Thánh giá của Chúa Kitô và chính Chúa Kitô.”

Logo trình bày bốn nhân vật cách điệu, biểu thị tất cả nhân loại từ bốn phương của trái đất. Mọi người đều ôm nhau, biểu thị tình liên đới, huynh đệ đoàn kết các dân tộc. Người thứ nhất đang bám vào Thánh giá. Những con sóng bên dưới vỗ mạnh để chỉ ra rằng cuộc hành hương của cuộc sống không phải lúc nào cũng trên mặt nước phẳng lặng.

Bởi vì các hoàn cảnh cá nhân và các sự kiện thế giới thường mời gọi một cảm giác hy vọng lớn hơn, một mô tả của logo với phần dưới của Thánh giá được thuôn dài biến thành mỏ neo, làm im chuyển động của các ngọn sóng. Mỏ neo thường được sử dụng như ẩn dụ cho hy vọng.

Hình ảnh cho thấy cuộc hành trình của người hành hương không phải là cá nhân, mà là mang tính cộng đồng, với những dấu hiệu của một sự năng động ngày càng tiến về phía Thánh Giá.

Đức tổng Fisichella gợi ý: “Thánh giá không tĩnh tại, mà là năng động, hướng đến và gặp gỡ nhân loại như thể không muốn bỏ mặc nó, mà là mang đến sự chắc chắn về sự hiện diện của Thánh giá và sự bảo đảm của hy vọng”.

Châm ngôn của Năm Thánh 2025, “Những người hành hương của hy vọng”, màu xanh lục, cũng được thấy rõ.

 

Hồng Thủy

 

Tìm Hiểu & Sống Thánh Lễ -

Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐI LỄ NGÀY CHÚA NHẬT 

Tại sao đạo Công Giáo lại bắt các tín hữu phải đi lễ vào Chúa Nhật? Con đi lễ từ thứ hai đến thứ bảy chẳng lẽ không bằng một người chỉ đi lễ ngày Chúa Nhật à?

Chào bạn,

Bất cứ một tôn giáo nào cũng có những buổi cử hành lễ tế như là một hành vi thờ phượng dành cho Đấng Tối Cao của mình. Đối với người Công Giáo, hành vi thờ phượng được cho là cao nhất chính là việc hiệp cùng với vị linh mục dâng thánh lễ. Trong thánh lễ ấy, chúng ta tái hiện lại cuộc tế lễ năm xưa Đức Giêsu đã dâng trên cây thập giá. Người dâng là Đức Giêsu, của lễ dâng lên Chúa Cha cũng chính là Đức Giêsu. Thánh lễ là một cuộc quy tụ của cả vũ trụ hướng về tâm điểm Giêsu, để cùng Giêsu hướng về Cha. Bởi thế, ơn ích mà một thánh lễ mang lại là rất lớn và không sao đo lường được. Tự bản chất, thánh lễ là vô giá, dù nó được cử hành ở nơi trang nghiêm như các Vương Cung Thánh Đường rộng lớn hay nơi một nhà tù dơ bẩn ẩm thấp, dù do Đức Giáo Hoàng chủ sự hay một cha già nằm trên giường bệnh dâng. Vậy nếu thánh lễ là vô giá thì dù bạn đi lễ ngày thường hay ngày Chúa Nhật thì xét về mặt ơn ích, bạn vẫn lãnh nhận được cùng một ơn lành.

Việc muốn các tín hữu đi lễ ngày Chúa Nhật như một điều bắt buộc không liên quan đến tính giá trị của một thánh lễ (vì như đã nói ở trên, thánh lễ nào cũng đều vô giá cả), nhưng liên quan đến ý nghĩa đặc biệt của ngày Chúa Nhật và mức độ ưu tiên của nó hơn những ngày khác trong tuần. Thiên Chúa là Đấng vượt trên không gian và thời gian, nếu đối với Ngài, ngày nào cũng như ngày nào. Nhưng đối với con người thì không như vậy. Không chỉ riêng trong lĩnh vực tôn giáo, nhưng chính kinh nghiệm bản thân cũng cho chúng ta thấy rằng ngày Chúa Nhật có cái gì đó khác với những ngày khác. Nó là một ngày đặc biệt hơn, chất chứa nhiều ý nghĩa hơn. Chúng ta hãy cùng điểm lại một vài chi tiết trong Kinh Thánh cho thấy ý nghĩa trọng đại có một không hai của ngày Chúa Nhật khiến cho nó trở thành ngày trọng đại để dâng lễ tế. 

Trước hết, trong trình thuật Sáng Thế, tác giả cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã hoàn tất công trình tạo dựng và “ngày thứ bảy [tức là ngày Chúa Nhật của mình] Người nghỉ ngơi và Thiên Chúa chúc lành cho ngày này” (x. St 2,3). Trong sách Xuất Hành, khi ban luật cho dân, Thiên Chúa đã nói rằng “trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Nhưng ngày thứ bảy [ngày Chúa Nhật] là hưu lễ kính Thiên Chúa của ngươi; ngươi không được làm bất cứ việc nào, ngươi và con trai con gái ngươi, tớ trai tớ gái của ngươi. Vì trong sáu ngày, Thiên Chúa đã làm nên trời đất, biển và tất cả mọi sự trong các nơi ấy, nhưng Người đã nghỉ ngơi ngày thứ bảy, bởi thế, Thiên Chúa đã chúc lành cho ngày thứ bảy và tác thành nó” (Xh 20,9-11).

Trong thời gian lưu đày ở Babilon, dân Israel rơi vào khủng hoảng. Họ tự vấn, không biết Thiên Chúa bây giờ ở đâu vì lúc đó không còn Đền Thờ, không còn đất hứa như lời Thiên Chúa đã hứa cùng tổ phụ Apraham và với vua Đa-vít nữa. Chính lúc này, Thiên Chúa cho họ biết rằng Thiên Chúa không còn ngự ở một nơi (Đền Thờ) như trước, nhưng là hiện diện trong một thời gian, đó chính là ngày Sabat (ngày Chúa Nhật). Ngày Sabat là ngày của Thiên Chúa, ngày Thiên Chúa đưa đến hoàn tất tất cả những gì còn dang dở trong công trình tạo dựng. Việc Đức Giêsu làm phép lạ chữa lành các bệnh nhân trong ngày Sabat chính là để thể hiện ý này: Ngài cho thấy mình là Thiên Chúa, đến để hoàn tất công trình cứu độ. (Tiếc thay, những người Pharisêu đã không hiểu, lại còn lên án Đức Giêsu). 

Hơn hết, ngày Chúa Nhật là ngày quan trọng vì đó là ngày là Đức Giêsu – Chúa chúng ta – đã phục sinh. Điều này một lần nữa bổ sung cho tính “hoàn tất” của ngày Chúa Nhật. Với sự phục sinh của Đức Giêsu, ngày Chúa Nhật mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó cho thấy sự hoàn thành của một công trình tạo dựng mới mà Thánh Thần thực hiện nơi Đức Giêsu. Đó cũng chính là đỉnh điểm của ơn cứu độ và là điểm đến của mọi loài thụ tạo trong trời đất. Từ ý nghĩa này, ngày Chúa Nhật được Giáo Hội chọn để tất cả con cái mình ở khắp nơi quy tụ về với nhau, cùng nhau long trọng dâng lên Thiên Chúa Cha lời tạ ơn từ sâu thẳm con tim mình, tưởng nhớ rằng chính vào ngày này là ngày Thiên Chúa hoàn tất mọi sự, ngày mà chúng ta được thánh hoá, ngày ân sủng của Thiên Chúa, “ngày Thiên Chúa làm ra”. Họp nhau vào ngày Chúa Nhật tại thế giới này báo trước một cuộc họp mặt với nhau trong bàn tiệc vĩnh cữu trên trời mai sau. Thánh lễ ngày Chúa Nhật là một lễ tế của toàn thể dân Chúa, nó mang tính chất của một cộng đoàn là toàn thể Giáo Hội. Nó hệt như ngày tất cả con cái về nhà với cha mẹ, thăm cha mẹ, cùng nhau chia sẻ bữa ăn thân mật và trò chuyện vui vẻ với nhau. 

Trong mỗi thánh lễ, Chúa cần hơn hết nơi chúng ta một tấm lòng. Thánh lễ sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta chỉ đi vì bắt buộc, vì thói quen. Nếu không vì yêu mến, không xuất phát từ việc ý thức được tầm quan trọng của nó, ta sẽ cảm thấy việc đi lễ là một điều gì đó rất nặng nề. Quả thật, nếu bạn hiểu được ý nghĩa của thánh lễ, đặc biệt là thánh lễ của ngày Chúa Nhật, bạn sẽ không đặt lên bàn cân để so sánh mức độ hơn kém thiệt hơn là các thánh lễ ngày thường với thánh lễ ngày Chúa Nhật. 

Ngoài ra, cũng cần phải ý thức rằng, Thiên Chúa và mẹ Giáo Hội không khắc khe đến độ đòi buộc các tín hữu phải đi lễ ngày Chúa Nhật bằng mọi giá. Nếu bạn gặp phải một lý do nào đó bất khả kháng như bệnh tật, đang ở nơi không có linh mục… thì chỉ cần bạn hướng lòng về Chúa thì cũng đã làm cho Ngài vui lòng rồi. Thử lấy một ví dụ thế này: khi có người yêu, ta có thể quan tâm và tặng quà cho người yêu vào bất cứ ngày nào. Nhưng nếu mình quan tâm, đến thăm và tặng quà cho người yêu vào đúng một ngày nào đó có ý nghĩa đặc biệt của người ấy (sinh nhật…) hoặc của cả hai (ngày Valentine hoặc kỷ niệm ngày quen nhau…) thì điều đó sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều, phải không?

Đến đây, chắc là bạn đã có thể tự trả lời cho câu hỏi của mình rồi nhỉ!

Xin Chúa chúc lành cho bạn!

 

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ.

 

Noi Gương Thánh Bổn Mạng GX -

THÁNH ANRÊ TRẦN AN DŨNG LẠC – LINH MỤC (1795 - 1839) 

Thánh Anrê Dũng Lạc sinh năm 1795 tại tỉnh Bắc Ninh. Cha mẹ là những người ngoại giáo nghèo. Năm cậu Trần An Dũng Lạc 11 tuổi thì cha mẹ di chuyển gia đình tới Hà Nội để tìm cách mưu sống. Vì gia đình quá nghèo nên cha mẹ cậu gửi gắm cậu cho một Thầy Giảng giúp đỡ nuôi dưỡng, cho cậu ăn học. Cậu là một đứa trẻ rất thông minh, có trí nhớ lạ lùng, chỉ trong một tuần lễ cậu đã học hết cuốn sách giáo lý. Tính tình hiền lành, lại rất ngoan ngoãn, siêng năng chu toàn với mọi công việc được giao phó. Năm 12 tuổi, cậu được  Rửa Tội,  nhận tên thánh là Anrê. Sau đó cậu được gửi vào trường Vĩnh Trị do cha Leroy Lan làm Bề trên. Tại trường Vĩnh Trị, cậu siêng năng cần mẫn. Cậu học chữ Nho và La tinh một cách mau chóng và dễ dàng. Cậu có năng khiếu về thơ phú và giao tiếp với mọi người một cách lịch thiệp hoà nhã. Các bạn đồng lớp nói rằng cậu chỉ đọc qua một đoạn sách hai lần là cậu đã nhớ thuộc lòng. Sau 8 năm ở trường Vĩnh Trị, cậu lãnh bằng Thầy Giảng.

Sau 10 năm làm Thầy Giảng và học tiếp 3 năm Thần học, ngày 15 tháng 3 năm 1823 thầy Anrê Trần An Dũng Lạc được Đức Cha Longer phong chức linh mục cùng lớp với thánh Ngân và thánh Nghi. Lúc đó, cha Dũng Lạc mới 28 tuổi. Sau đó, cha Dũng Lạc được bổ nhiệm làm cha phó xứ ở Đồng Chuối, giúp cha Khiết, rồi giúp cha Thi ở xứ Đoài và cha Thuyết ở xứ Sơn Miêng. Một thời gian sau, Đức Giám mục bổ nhiệm cha về làm chánh xứ giáo xứ Kẻ Đầm. Lúc ấy, cha Anrê Trần An Dũng Lạc đã 40 tuổi. Dù là cha phó hay cha chánh, dù ở bất cứ nơi nào, cha cũng đưọc mọi người yêu quý vì tính tình hiền hoà, xử sự khôn ngoan, lại giảng giải sốt sắng, dễ hiểu. Đối với giáo dân, cha dễ dãi, hoà đồng, vui vẻ. Nhưng với chính mình thì cha rất nhiệm nhặt trong cách ăn mặc. Cha ăn chay hằng tuần trong các ngày thứ Tư và thứ Sáu. Cha luôn quan tâm giúp đỡ những người nghèo khó, ưu ái chia sẻ cơm áo cho những người cần tới cha. Cha hết lòng hy sinh với nhiệm vụ của một chủ chăn. Cha ân cần lo lắng tới đời sống thiêng liêng của từng giáo dân.

Ngày 6 tháng 1 năm 1833 vua Minh Mạng ban hành sắc chỉ cấm đạo một cách gay gắt, cha phải ẩn trốn tại các gia đình tín hữu, nay ở nhà này mai ở nhà kia. Nhưng rồi tình hình cũng không yên ổn nên cha lại phải trốn lên Kẻ Roi và lập nhà xứ ở đó.

Một hôm trong năm 1835 khi cha vừa dâng lễ xong tại Kẻ Sui thì quân lính xông tới. Cha vội cởi áo lễ trao cho mấy người tín hữu cất giấu còn cha thì ngồi lẫn lộn trong đám dân đông đảo. Quân lính tới bắt cha cùng với 30 người khác. Ông tổng Thìn phải đưa 6 nén bạc cho quan Hào Khánh ở Đôn Thư xin dàn xếp với quan phủ cho cha khỏi bắt. Quan huyện Hào Khánh lấy 4 nén bạc còn 2 nén cho người nhà quan phủ và trình rằng: “Cậu tôi về xem lễ ở Kẻ Sui mà quan bắt thì xin tha”. Quan tha cho cha còn những người khác thì sau đó cũng lần lượt được tha hết. Từ đây quan quân đã biết tên cha Trần An Dũng, nên cha đổi tên là Lạc. Vì thế, cha mới có tên là Trần An Dũng Lạc.

Lần khác, khi cha tới Kẻ Sông lén lút gặp cha Phêrô Trương Văn Thi để xưng tội thì không may bị lý Pháp là lý trưởng làng Kẻ Sông theo dõi, đưa gia nhân tới đột kích bắt hai cha. Tín hữu nghe tin hai cha bị lý Pháp bắt thì kéo nhau tới đông đảo xin lý Pháp tha cho hai cha. Lý Pháp đòi các tín hữu phải nộp 200 quan thì sẽ tha. Các tín hữu gom góp chỉ được 100 quan thì lý Pháp nhận 100 quan và chỉ tha cho cha Dũng Lạc còn cha Phêrô Trương Văn Thi thì bị bắt giải lên nộp cho quan huyện Bình Lục. Cha Anrê Trần An Dũng Lạc được tha, nhưng trên đường trở về thì lại gặp trời mưa to gió lớn, thuyền cha phải ghé vào bờ trú ẩn tại ngôi nhà quen thân thì đột nhiên lại bị một bọn lính khác tới khám xét. Thế là cha bị bắt lần thứ ba, bị trói giải về nộp cho quan huyện Bình Lục, còn các người khác sợ hãi bỏ chạy trốn hết. Về tới huyện cha Dũng Lạc lại gặp cha Trương Văn Thi cũng đã được giải về nộp cho quan huyện Bình Lục. Thế là từ đây số phận của hai cha dính liền với nhau, cùng bị giam, bị tra khảo, cùng chết và cùng lãnh nhận triều thiên Tử Đạo trên thiên quốc cùng một ngày với nhau.

Tại huyện Bình Lục, quan huyện xử đối với hai cha rất tử tế. Quan truyền cho lính dọn cơm cho hai cha bằng mâm và chén bát của mình. Quan thấy cha Trương Văn Thi già yếu, quan hỏi lính cha có chăn mền không thì lính thưa là cha có chăn mền nhưng ông lý Pháp đã tịch thu tất cả của cha rồi. Quan nghe nói thì nóng giận quát lớn: “Bảo thằng lý Pháp phải trao trả lại cho cha”. Có lần quan huyện Bình Lục đã tâm sự với hai cha rằng: “Thưa hai Cụ, phép triều đình cấm đạo và giết các Cụ, chứ không phải tôi. Tôi không có tội gì trong việc này”.

Nghe quan thế nói, các cha chỉ mỉm cười. Mặc dù bị giam nhưng hai cha vẫn vui vẻ chuyện trò với mấy anh lính canh. Có người hỏi cha: “Các Cụ bị bắt mà sao các cụ nói chuyện vui vẻ thế, các Cụ không sợ chết à?” Cha Dũng Lạc vui vẻ trả lời: “Vua cấm đạo và Đức Cha Trời định cho tôi phải bị bắt. Tôi không sợ. Trái lại, tôi lại vui vì được chịu khó vì Chúa tôi thờ”.

Giữ hai cha ba ngày tại huyện, sau đó quan huyện Bình Lục tiễn hai cha xuống thuyền, đưa hai cha về Hà Nội nộp cho quan đốc tỉnh. Biết tin hai cha phải về Hà Nội, các tín hữu kéo nhau tới thương khóc từ giã hai cha rất đông. Nhiều tín hữu đã góp tiền và trình với Đức Cha Retord Liêu và Đức Cha cũng đồng ý để họ đưa tiền tới xin chuộc hai cha. Nhưng cha Dũng Lạc nghĩ rằng đây là lần thứ ba đã bị bắt, chắc là ý Chúa muốn như thế nên cả hai cha đã không đồng ý để giáo dân đem tiền tới xin chuộc hai cha. Lúc tiễn hai cha xuống thuyền, nhiều người đi theo gào khóc rất thảm thiết. Thấy vậy, quan huyện lấy làm lạ nói: “Đạo trưởng có cái gì mà dân chúng thương tiếc than khóc quá như vậy?” Nghe quan huyện hỏi như thế, một bà cụ đứng gần đó đáp lại: “Bẩm quan, các cha dạy chúng tôi những điều tốt lành, không cờ bạc, rượu chè, dy vợ chồng phải thuận thảo, thủy chung với nhau như trong đạo lý răn dạy. Tại sao lại giết người lành như thế ?”

Bước xuống thuyền rồi, hai cha thấy dân chúng thương khóc quá sức như vậy thì hai cha xin quan nói mấy lời để an ủi và khích lệ mọi người hãy sống đạo tốt lánh hơn: Hãy yêu thương nhau và trung thành với đạo thánh Chúa. Không nên khóc lóc làm gì vì chỉ làm thêm đau khổ cho nhau mà thôi.

Con thuyền đưa hai cha đi Hà Nội, ngày 16 tháng 11 hai cha tới Hà Nội và được đưa ngay vào nhà giam để ngày hôm sau là ngày 17 tháng 11, các cha được đưa ra trước mặt các quan để bị thẩm vấn. Trong một lá thư cha Dũng Lạc viết cho Đức Cha Jeantet đã kể lại rằng: Ngày 17 tháng 11 quan đã nộp chúng con cho quan án để truyền lệnh bắt chúng con phải bước qua Thập Giá. Vì chúng con cương quyết không chịu bước qua nên sáu anh lính đã xông tối khiêng nhắc bổng chúng con lên đưa qua Thập Giá, cha Phêrô Thi đã ôm được Thập Giá và hôn kính. Còn con thì con co chân lên rất cao và nói với họ: “Hãy chặt chân tôi đi. Tôi rất vui lòng chứ đừng hy vọng tôi bỏ đạo”. Sau đó các quan hỏi con: “Tại sao đạo lại không cho phép thờ kính tổ tiên?” Con trả lời: “Nếu có ai chào cha mẹ khi các ngài đang ngủ, thì không kể là tôn kính, vì các ngài ngủ không biết gì. Cũng một lẽ ấy còn một mạnh mẽ hơn đối với những người đã chết.”

Ngày 19 tháng 11 các quan lại gọi chúng con ra tòa lần thứ hai để khuyên dụ và ép buộc chúng con bước qua Thập Giá. Lần này các quan bắt chúng con phải đeo gông nặng hơn. Tới ngày 21 tháng 11 thì họ lại thay gông bằng xiềng xích. Xiềng xích của cha Phêrô Thi nhẹ hơn xiềng xích của con. Con thương cha Phêrô Thi vì già yếu mà phải chịu nhiều cực hình quá. Nhiều lúc con ngồi suy nghĩ mà chảy nước mắt vì nhớ tới những anh em Thừa Sai đang phải trốn tránh để rao giảng Tin Mừng của Chúa.

Nhận được thư của cha Anrê Dũng Lạc, Đức Cha Jeantet vội biên mấy lời khích lệ và an ủi hai cha, khuyên hai cha vững lòng bền chí, can đảm chịu mọi sự khó. Đức Cha và mọi người đều sốt sắng cầu nguyện cho hai cha luôn xứng đáng là những chiến sĩ Đức Tin vững mạnh của Chúa. Được thư của Đức Cha, hai cha vui mừng và xúc động. Cha Dũng Lạc viết lại để cám ơn Đức Cha. Trong thư cha viết: “Chúng con vô cùng an ủi và xúc động chảy nước mắt khi đọc thư của Đức Cha. Chúng con thật lòng biết ơn vì nhờ Đức Cha và các vị Thừa Sai mà chúng con được biết Chúa. Chúng con không biết phải nói làm sao để diễn đạt lòng biết ơn sâu xa của chúng con. Trong nhà tù này rất khó khăn để viết thư cũng như để nhận thư. Xin Đức Cha hiểu cho lòng trung tín và hiếu thảo của chúng con. Xin Đức Cha cầu nguyện cho chúng con trung thành với Chúa và luôn sẵn lòng vui vẻ được chết vì Chúa. Lòng chúng con tin vững mạnh nơi Chúa như núi Thái.

Tình trạng ngồi tù kéo dài mãi, hai cha nóng lòng chờ đợi giờ phút được đổ máu ra để làm chứng nhân cho Chúa, mãi tới ngày 30 tháng 11, các quan cho gọi hai cha ra toà. Trước hết các quan khuyên dụ hai cha bước qua Thập Giá và bỏ đạo. Khuyên dụ mãi không xong, các quan bắt hai cha ký giấy nhận bản án. Sau khi các ngài ký nhận, quan đốc tỉnh nói với quan chánh án: “Bọn chúng bám vào tôn giáo đến nỗi điên khùng. Đạo gì mà làm cho con người mê mẩn đến như thế? Thật khó hiểu!” Nhiều lần bị tra khảo nhưng không bị đánh đập tàn nhẫn như những trường hợp khác, chỉ bị bọn lính tát một hai cái.

Ngày  mồng 1 tháng 11 năm 1839 là ngày lễ kính Các Thánh, cha Trân giả dạng người làm ruộng vào thăm hai cha trong tù. Cha Trân đưa Mình Thánh Chúa cho hai cha. Vừa thấy cha Trân, cha Dũng Lạc vui vẻ chào: “Xin chào bác! Tôi đợi bác thăm nuôi đây”. Sau đó cha Trân trao Mình Thánh Chúa cho cha Dũng Lạc. Hai người nói nhỏ với nhau ít điều rồi cha Trân vội vã rút lui. Cha Dũng Lạc chịu Mình Thánh Chúa rồi âm thầm trao cho cha Thi. Hai cha vui mừng tạ ơn Chúa vì Chúa đã thương tới thăm viếng các Ngài trong nhà tù và tăng sức mạnh để các Ngài thêm mạnh mẽ, can đảm tuyên xưng danh Chúa trước mặt vua quan.

Vài tuần lễ sau, các Ngài được lệnh tới gặp quan án. Quan chánh án đưa bản án do vua Minh Mạng châu phê để các Ngài ký nhận. Sau khi ký nhận bản án, cha Dũng Lạc trở về nhà giam vui vẻ, cao hứng làm một bài thơ diễn tả tâm sự gửi cho cha bạn là cha Thực. Bài thơ như sau:

Lạc rầy đã rõ chốn quân quan

Bút chép thơ này gửi thở than

Lòng nhớ bạn, vẫn còn vất vả

Dạ thương khách, chạy chữa yên hàn

Đông qua tiết lại thì xuân tới

Khổ trảm mai sau hưởng phúc an

Làm kẻ anh hùng chi quản khó

Nguyện xin cùng gặp chốn Thiên Đàng.” 

Sáng ngày 21 tháng 12 năm 1839, quan quân tới nhà giam công bố lệnh xử án và truyền lệnh ra pháp trường. Hai cha vui mừng tạ ơn Chúa. Các ngài hát mấy câu kinh tạ ơn “Te Deum” bằng Latin rồi chuẩn bị sẵn sàng theo đoàn quan quân tiến ra pháp trường lãnh án chém đầu để làm chứng nhân cho đạo thánh Chúa. Trên đường đi, các Ngài vui vẻ, nét mặt tươi vui hớn hở. Cha thánh Dũng Lạc chắp tay vừa đi vừa cầu nguyện. Tới nơi xử, các Ngài quỳ trên chiếc chiếu đã được các tín hữu đã trải sẵn. Người lý hình tiến lại nói nhỏ với cha: “Chúng tôi không biết các Thầy có tội gì. Chúng tôi chỉ làm theo lệnh trên bắt chúng tôi phải làm. Xin các Thầy đừng chấp chúng tôi. Xin các Thầy cầu nguyện cho chúng tôi khi các Thầy về Trời”. Cha Dũng Lạc tươi cười nói với các anh: “Quan lớn đã truyền, các anh cứ thi hành”.

Sau đó hai ngài cầu nguyện ít phút rồi nghiêng đầu cho lý hình chém. Nhiều người đứng chứng kiến đã kể lại rằng họ đã nhìn thấy một con chim trắng to lớn hơn chim bồ câu bay lượn trên các ngài lúc các ngài bị hành quyết. Hôm đó là ngày 21 tháng 12 năm 1839 tại pháp trường cửa ô Cầu Giấy, Hà Nội, giáp đường lên tỉnh Tây Sơn. Thi hài cha thánh Dũng Lạc được đưa về an táng tại nhà bà Lý Qúy, gần Cầu Giấy, Hà Nội.

Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong cha Dũng Lạc lên bậc Chân Phước cùng với cha thánh Phêrô Trương Văn Thi ngày 27 tháng 5 năm 1900, và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng hai Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.

 

Tác giả Lm. Nguyễn Đức Việt Châu

 

Hãy Luôn Sống Kết Hiệp Với Chúa Giê-su Thánh Thể -

KINH RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG 

Lạy Đức Chúa Giêsu, con tin thật Chúa con ngự trong Phép Mình Thánh, con kính mến Chúa con trên hết mọi sự, cùng ước ao chịu lấy Chúa con trong linh hồn con. Song le bởi vì bây giờ con chẳng có thể mà chịu Chúa con cho thật được, thì xin Chúa con ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng vậy, chẳng khác gì như Chúa con đã ngự vào thật, thì con xin ẵm lấy cùng hợp làm một cùng Chúa con cho trọn, xin Chúa con chớ để cho con lìa bỏ Chúa con bao giờ. Amen. 

Spiritual Communion Prayer

My Jesus, I believe that you are present in the most Blessed Sacrament. I love You above all things and I desire to receive You into my soul. Since I cannot now receive You sacramentally, come at least spiritually into my heart. I embrace You as if You were already there, and unite myself wholly to You. Never permit me to be separated from You. Amen.

Prière de communion spirituelle 

Mon Jésus, je crois que vous êtes ici présent dans le Saint-Sacrement. Je vous aime par-dessus tout chose et je désire ardemment vous recevoir dans mon âme. Puisque je ne puis, à cette heure, vous recevoir sacramentellement, venez au moins spirituellement dans mon cœur. Comme si vous y étiez déjà présent, je vous adore et tout entier je m’unis à vous. Ne permettez pas que je me sépare jamais de vous. Amen.

 

Tìm Hiểu & Sống Thánh Lễ -

HÃY TRỞ LẠI VỚI THÁNH LỄ!

Tại sao Thánh lễ có tầm quan trọng quyết định như thế? Công đồng Vaticanô II dạy cách xác tín rằng Bí tích Thánh Thể là “nguồn mạch và tột đỉnh đời sống Kitô hữu” – điều đó có nghĩa là: Kitô giáo đích thực phát xuất từ Thánh Thể và quy hướng về Thánh Thể... 

CÂU CHUYỆN SUY TƯ
HÃY TRỞ LẠI VỚI THÁNH LỄ!

Mười lăm tháng qua là thời gian khủng hoảng và nhiều gay go đối với đất nước chúng ta [Hoa Kì], và là một thử thách đặc biệt đối với người Công Giáo. Trong suốt giai đoạn COVID kinh khủng này, nhiều người trong chúng ta bị buộc ngưng tham dự Thánh lễ và Rước lễ. Thật vậy, vô số Thánh lễ và việc tôn sùng Thánh Thể được thực hiện trực tuyến, cám ơn Chúa vì điều này. Nhưng các tín hữu đã biết tận xương tủy rằng sự tham dự trực tuyến như thế tuyệt đối không thay thế cho việc tham dự thật. Bây giờ các cửa nhà thờ đang bắt đầu mở rộng, tôi muốn thúc giục mọi tín hữu đọc những lời này: Hãy trở lại với Thánh lễ!

Tại sao Thánh lễ có tầm quan trọng quyết định như thế? Công đồng Vaticanô II dạy cách xác tín rằng Bí tích Thánh Thể là “nguồn mạch và tột đỉnh đời sống Kitô hữu” – điều đó có nghĩa là: Kitô giáo đích thực phát xuất từ Thánh Thể và quy hướng về Thánh Thể. Thánh Thể là khởi nguyên và cùng tận của đời sống tâm linh, vừa là con đường vừa là cùng đích của người môn đệ Chúa Kitô. Các Giáo phụ đã mạnh mẽ dạy rằng Bí tích Thánh Thể là lương thực ban sự sống đời đời. Các ngài muốn nói rằng theo mức độ chúng ta tiếp nhận Mình và Máu Chúa Giêsu, chúng ta được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống với Ngài ở đời sau. Thánh Tôma Aquinô đã nói rằng tất cả các Bí tích khác chứa đựng quyền năng của Chúa Kitô (virtus Christi) còn Bí tích Thánh Thể chứa đựng chính Chúa Kitô (ispe Christus) – và điều này giúp giải thích lí do thánh Tôma không thể dâng Thánh lễ mà không đầm đìa nước mắt. Chính nơi Thánh Lễ mà chúng ta được ban đặc ân lãnh nhận tặng phẩm có một không hai này. Chính nơi Thánh Lễ chúng ta nhận được thứ lương thực không thể thiếu. Không có Thánh Thể, tâm linh chúng ta chết đói.

Nếu tôi mở rộng phạm vi một chút, tôi xin nhắc lại rằng, cách chung, Thánh Lễ là nơi dành riêng để gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô. Trong Phụng vụ lời Chúa, chúng ta không đơn thuần nghe những lời của con người do các thiên tài thi ca soạn ra, mà đúng hơn là lời của Ngôi Lời. Trong các bài đọc, đặc biệt bài Tin Mừng, chính Chúa Kitô nói với chúng ta. Phần chúng ta, chúng ta thưa lại với Người, bước vào bên trong cuộc đối thoại với Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Rồi tiếp đến, trong Phụng vụ Thánh Thể, cũng chính Chúa Giêsu, Đấng đã mở lòng với chúng ta, hiến dâng Mình và Máu của Người cho chúng ta hưởng dùng. Trước khi lên thiên đàng, hoàn toàn không thể có sự hiệp thông nào khác thân tình hơn với Chúa Phục Sinh.

Tôi nhận thấy trong thời COVID này nhiều người Công Giáo dần dần quen với sự dễ chịu khi tham dự Thánh Lễ trực tuyến bởi được thoải mái trong nhà riêng, không phải phiền phức ở bãi đậu xe đông đúc, con nít khóc la, hàng ghế chật ních. Nhưng một điểm then chốt của Thánh Lễ chính là chúng ta đến với nhau để làm thành một cộng đoàn. Khi chúng ta nói, cầu nguyện, hát, và xướng đáp với nhau, chúng ta nhận ra căn tính của mình là Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu. Trong lúc cử hành phụng vụ, linh mục thực hiện chức năng với tư cách của Chúa Kitô (in persona Christi), còn những người đã được rửa tội khi tham dự nối kết chính mình một cách biểu trưng với Chúa Kitô là đầu và cùng nhau tiến dâng sự thờ phượng lên Chúa Cha. Có một sự tương tác giữa linh mục và giáo dân trong Thánh lễ rất đỗi quan trọng mặc dù thường không được chú ý tới. Ngay trước lời nguyện trên lễ vật, linh mục nói: “Anh chị em hãy cầu nguyện, để hi lễ của tôi cũng là của anh chị em được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận”, và giáo dân đáp lại: “Xin Chúa nhận hi lễ bởi tay cha, để ca tụng tôn vinh danh Chúa, và mưu ích cho chúng ta cùng toàn thể Hội Thánh Người”. Ngay lúc đó, đầu và các chi thể kết nối với nhau một cách có ý thức để làm nên một hi lễ hoàn hảo dâng tiến Chúa Cha. Vấn đề là điều này không thể xảy ra khi chúng ta bị phân tán trong nhà riêng của mình và ngồi trước màn hình máy tính.

Nếu tôi nói về tầm quan trọng của Thánh lễ bằng một hình thức tiêu cực hơn, Hội Thánh đã dạy cách vững chắc rằng người Công Giáo đã được rửa tội có bổn phận đạo đức phải dự lễ Chúa Nhật, và việc cố ý bỏ lễ, không có lí do chính đáng, là tội trọng. Tôi hiểu rằng những lời này làm cho nhiều người ngày nay khó chịu, nhưng nó không có ý như vậy, bởi vì nó hoàn toàn phù hợp với mọi điều chúng ta đã nói về Thánh lễ cho tới điểm này. Thật vậy, nếu Phụng vụ Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu, là cuộc gặp gỡ đặc thù với Chúa Giêsu Kitô, là thời điểm Thân Thể Mầu Nhiệm tự biểu lộ trọn vẹn nhất, là đón nhận Bánh Bởi Trời – thì, nói theo nghĩa thiêng liêng, chúng ta tự đặt mình vào mối nguy hại vô cùng lớn khi chủ động tránh xa Thánh lễ. Như một bác sĩ lưu ý bạn đang gây hại cho cuộc sống của mình do ăn các loại thức ăn nhiều chất béo, hút thuốc, và không chịu tập thể dục, cũng vậy vị bác sĩ linh hồn sẽ nói với bạn rằng việc bỏ tham dự Thánh lễ đang làm tổn hại sức khỏe tâm linh của bạn. Dĩ nhiên, như tôi nhắc đến ở trên, luật Hội Thánh vẫn luôn là một cá nhân có thể quyết định không đi Lễ vì những lí do chính đáng – và dĩ nhiên điều này vẫn còn được áp dụng trong những ngày đại dịch đang dần dịu đi.

Nhưng xin hãy trở lại với Thánh lễ! Tôi xin đề nghị bạn dẫn theo một người, là người đã vắng quá lâu hoặc có thể đã chìm sâu trong sự thoải mái suốt thời Covid. Hãy để cho nỗi khao khát Thánh Thể của bạn đánh thức thôi thúc truyền giáo trong bạn. Hãy rước những người từ khắp các nẻo đường lớn nhỏ; hãy mời các đồng nghiệp và các thành viên trong gia đình bạn; hãy gọi các trẻ em dậy vào sáng Chúa Nhật; hãy tắt máy tính. Hãy trở lại với Thánh lễ!

Tác giả: Đức cha Robert Barron

Việt Tâm chuyên ngữ từ wordonfire.org (09.6.2021)

 

DIOCESAN NEWS -

WHY DO WE HAVE AN OBLIGATION TO ATTEND MASS?-I

16 April 2021

A Catechesis on the Third Commandment in Light of the Resurrection by Father Andrew Heaslip, Diocesan Director of Religious Education, Diocesan Coordinator of Digital Media, Director of the TV Mass for the Homebound.

In his press release issued on Wednesday of Holy Week restoring the Sunday and holy day Mass obligation, Bishop Conley mentioned that the Southern Nebraska Register would be publishing a catechetical series on this obligation.

In my last article on livestreaming the Mass, I attempted to share my personal, and to some extent, catechetical reflections on why livestreaming the Mass is a blessing, albeit an awkward one, and even more why it is necessarily more valuable to be physically and spiritually present at the Mass whenever it is available.

In this article I’d like to shift from those personal and partly catechetical reflections to a catechesis specifically on the third commandment in light of the Resurrection of Jesus because it is here where we will begin to understand the context of why there is a Sunday Mass obligation in the first place.

The goal of this catechesis, then, is to understand the meaning of the third commandment in the Old Covenant, in order to clearly see how its obligatory nature both continues and is fulfilled in the New Covenant by the practice of keeping holy the Lord’s Day, that is, the day on which the Lord Jesus rose from the dead.

 

The Third Commandment

In the book of Exodus, we learn that God revealed to the people of Israel on Mt. Sinai the commandment, “Remember the sabbath day, to keep it holy. Six days you shall labor, and do all your work; but the seventh day is a sabbath to the LORD your God; in it you shall not do any work… for in six days the LORD made heaven and earth, the sea, and all that is in them, and rested the seventh day; therefore the LORD blessed the sabbath day and hallowed it” (20:8-11).

We see in this text that the third commandment is deeply tied to the six days of creation. In fact, the word sabbath (sabbath) means the seventh day of the week and a day of rest; it is derived from the Hebrew word sabbath which means “to cease or to rest.” The idea here is that the Sabbath is the day on which God ceased his work of creation in order to bring rest and blessing to the seventh day. Hence, in the Old Covenant, the observance of the Sabbath entailed, among other things, remembrance of the Lord’s work of creation and rest from work and manual labor.

Moreover, like all of the Ten Commandments, the third commandment too was given in the context of God’s work of liberating or redeeming the people of Israel from slavery.

The Decalogue (Ten Commandments) begins with the words, “I am the LORD your God, who brought you out of the land of Egypt, out of the house of bondage” (Ex 20:2). Likewise, the expression of the third commandment in Deuteronomy adds, “You shall remember that you were a slave in the land of Egypt, and the LORD your God brought you out thence with a mighty hand and an outstretched arm; therefore the LORD your God commanded you to keep the sabbath day” (15:5).

We see here that the third commandment is deeply tied also to God’s work of redemption or liberation from slavery, that is, when He freed his people from Egypt and formed a covenant relationship with them on Mt. Sinai. Hence, in the Old Covenant the obligation of remembrance “You shall remember” includes God’s work not only of creation but also of redemption.

In the third commandment, then, we not only learn of the sacred importance of the Sabbath and the requirement or obligation to keep it holy through remembrance and rest but also discover the deepest reasons for this obligation: the Sabbath is directly connected to the blessing and holiness of the Lord’s work of creation and to the mighty power of His liberating work of redemption.

 

Sabbath to Sunday

The first question that ordinarily arises in view of the third commandment to keep holy the Sabbat (that is, the seventh day, Saturday) is why do Christians observe this commandment not on Saturday but on Sunday? Indeed, among the most traditional enumerations of the Commandments in the Church we find the third Commandment expressed, “Remember to keep holy the Lord’s Day.”

In apostolic times we hear this same reference; for example, in the book of Revelation, a book with profound liturgical undertones, St. John says, “I was in the Spirit on the Lord’s day...” (1:10). Likewise, one of John’s disciples, St. Ignatius of Antioch who died around 108 AD says, “those who lived according to the old order of things have come to a new hope, no longer keeping the sabbath, but the Lord’s Day.”

Also, St. Justin Martyr witnessed to this distinctive and ancient Christian practice around the year 155 AD when he wrote, “We all gather on the day of the sun, for it is the first day as opposed to the seventh day.” What is clear from these and other ancient accounts is that the movement from Sabbath to Sunday, the Lord’s day, was a distinctive characteristic of the early Christian communities from the beginning. 

 

The Resurrection

This radical shift in religious practice should make us pause because in it there is a profound witness to the Resurrection of Jesus, which is the singular reason it occurred. In first century Judaism there was enormous importance attached to the Sabbath and its observance; we see references to this, for example, throughout first century Jewish texts and even in the Gospels themselves. Hence, “only an event of extraordinary impact could have led to the abandonment of the Sabbath and its replacement by the first day of the week” (Ratzinger, Jesus of Nazareth II).

The extraordinary historical event was the Resurrection of Jesus from the dead on the third day after his crucifixion, that is, at an unknown moment on the first day of the week, Sunday. Only something this remarkable could have brought about such a change in the deeply rooted religious culture surrounding the Sabbath. This change is one of the most convincing arguments from a historical perspective that something astonishing must have occurred at the beginnings of Christianity. 

 

New Creation and Redemption

This event, the Resurrection, is the reason why Christians observe Sunday instead of the Sabbath. Nevertheless, the deepest meaning of the Sabbath and the commandment to keep it holy is in no way abandoned by Christians but rather fulfilled.

We saw that the Sabbath and the biblical expressions of the third commandment were directly tied to the first creation and to Israel’s redemption from Egypt. These events have been fulfilled in Jesus Christ. The Resurrection of Jesus from the dead on the first day of the week, in fact, begins the New Creation. Indeed, the creation of the visible world and of humanity find their meaning and summit in this new creation in Christ, or St. Paul says, “if any one is in Christ, he is a new creation; the old has passed away, behold, the new has come” (2 Cor 5:17).

Likewise, the paschal mystery of Jesus’ suffering, death, and Resurrection has brought Redemption to the human race. God’s work of liberating His people from slavery, Egypt, and pharaoh has come to fulfillment in His Son, Jesus who has redeemed us from sin, the world, and Satan.

Or, again, as St. Paul says, “In him we have redemption through his blood, the forgiveness of our trespasses, according to the riches of his grace which he lavished upon us” (Eph 1:7-8). Thus, the ancient meaning of the Sabbath has come to its culmination in the Resurrection of Christ on the first day of the week. 

 

Remembrance and Rest

Likewise the obligations of the third commandment—to remember and to rest—continue in the New Covenant, but now as a living remembrance, especially in the eucharistic liturgy, of God’s supreme work of redemption and of making us a new creation in Christ, and now as a rest not only from work and servile labor but also as a rest which looks forward in hope to definitively “entering into God’s rest” in eternal life (cf. Heb 4:1-11).

This catechesis on the third commandment in light of the Resurrection hopefully helps us to see why there is a perpetual obligation of remembrance and rest on the Lord’s Day.

Likewise, I hope it helps us begin to understand why even when there is a legitimate dispensation from being present at the eucharistic liturgy or even when one is rightly excused from Mass because he or she is physically or morally prevented from attending, the obligations on Sunday of remembering of the Lord’s redeeming work and of rest that looks toward the definitive rest of eternal life can never be dispensed—the third commandment and its evangelical fulfillment come from God.

In the next catechesis on the Sunday and holy day Mass obligation I hope to continue this consideration on remembrance in view of the first precept of the Church: “You shall attend Mass on Sundays and holy days of obligation.”

This precept, which though at times can be dispensed as we all experienced during COVID-19, is a grave obligation that requires the faithful to participate in the Eucharistic liturgy because the liturgy is the supreme living remembrance which makes present Jesus’ redeeming work of the cross and Resurrection and, indeed, is carried out according to Jesus’ command, “Do this in remembrance of me” (Lk 22:19).

 

WHY DO WE HAVE AN OBLIGATION TO ATTEND MASS?-II 

07 May 2021

A catechesis on the First Precept of the Church in light of Jesus’ institution of the Eucharist by Father Andrew Heaslip, Diocesan Director of Religious Education, Diocesan Coordinator of Digital Media, Director of the TV Mass for the Homebound.

In our last catechesis on keeping holy the Lord’s day and the Resurrection, we saw how the third commandment is deeply tied to creation and redemption, and how the Old Testament obligations of remembrance and rest on the Sabbath are fulfilled in Jesus Christ who brings about the new creation and the redemption of the human race through his cross and in his resurrection on the third day, Sunday.

In this catechesis I would like to draw from our previous reflections and focus on the first precept of the Church in view of Jesus’ institution of the Eucharist when he said, “Do this in remembrance of me” (Lk 22:19). The goal of this catechesis is to help us understand why there is a grave obligation to attend Mass on Sundays and Holy days and, even more, why this obligation is something we should freely want to fulfill whenever it is available. 

 

The First Precept of the Church

The first precept of the Church is, “You shall attend Mass on Sundays and holy days of obligation” (CCC 2042). This precept requires the faithful to participate, that is, to be physically and consciously present at the Eucharistic liturgy when the Christian community gathers together for Sundays and Holy days of obligation. This precept is distinct from but deeply related to the third commandment, as well as other Jewish feasts of remembrance in the Old Covenant, both of which Jesus brought to fulfillment in the New Covenant.

 

Sunday Obligation

We saw in our last catechesis that one of the fundamental obligations of the third commandment is remembering God’s work of creation and redemption: “Remember the sabbath day... for in six days the LORD made heaven and earth... and rested the seventh day” (Ex 20:8-11) and “You shall remember that you were a slave in the land of Egypt, and the LORD your God brought you out thence with a mighty hand…” (Deut 15:5). We’ve already seen how this commandment continues and is fulfilled in the passion and, especially, the resurrection of Jesus on Sunday.

The point I would like to make here is: the precept to participate in the Eucharistic liturgy on Sunday, while distinct from the third commandment, realizes the command of remembrance in the fullest way possible because it is the supreme living remembrance of Jesus’ redeeming work on the cross and in the resurrection. The Mass makes his sacrifice for sins and his risen body actually present – living – and is carried out according to his words, “Do this in remembrance of me” (Lk 22:19). Hence, the part of the first precept of the Church that pertains to Mass on Sunday flows directly from the third commandment’s obligation to remember. 

 

Holy Days of Obligation

What about other holy days of obligation? In addition to the weekly observance of the Sabbath, now fulfilled on the Lord’s day, Sunday, the people of Israel also celebrated many other feasts of remembrance. They occurred on fixed days and seasons of the year and included specific liturgical practices. For example, the great Jewish feast of Passover occurred on the 14th of the first month of the Jewish calendar and obliged the Israelites to celebrate it with specific ceremonies such as families coming together to partake of a Passover lamb. God and his chosen leader, Moses, instituted this feast and its specific liturgical practices, again, for the purpose of remembrance: “that all the days of your life you may remember the day when you came out of the land of Egypt” (Deut 16:3).

Similarly, the holy days of obligation in the New Covenant such as Christmas, Mary the Mother of God, the Ascension, All Saints Day, and the Immaculate Conception occur on fixed days or seasons and oblige God’s people to come together in the liturgy in order to celebrate God’s mighty works which have come to fulfillment in the mysteries of the Christian faith. Likewise, God’s appointed leaders, the successors of the apostles, instituted these holy days of obligation as a means of commemorating (remembering and celebrating) the great mysteries of faith and salvation from which all the family of God benefits. Hence, holy days of obligation are occasions of grace and remembrance; they have a certain connection with and precedent in the feasts of the Old Covenant, yet are ultimately rooted in the life and mysteries of Jesus and the authority of his Church, both of which are a fulfillment of the Old Covenant.

The first precept of the Church, then, has its obligatory character and can be dispensed because it is based in the pastoral authority of the pope and bishops who are the successors of Peter and the apostles who, in turn, were commanded by Jesus to celebrate the Eucharist, “...in remembrance of me.” This is, among other reasons, why there is a grave obligation to attend Mass on Sundays and holy days, and why it can be dispensed for serious reasons such as our recent global pandemic. 

 

The Institution of the Eucharist

The first precept of the Church, moreover, has its deepest reason in the gift that Jesus gave on the night he was betrayed, when he instituted the Eucharist. It is in this gift and the prayerful words and actions surrounding this gift that we discover why we should long for and freely want to participate in the Eucharist. What is this gift? It is the gift of Jesus himself.

When He instituted the Eucharist before His passion, Jesus established the perpetual memorial of his suffering, death, and resurrection which has redeemed the world. This truth is contained in the very words that Jesus used at the last supper. When he took bread, he said, “This is my body which is given for you” (Lk 22:19) and when he took the wine, he said, “this is my blood of the covenant, which is poured out for many for the forgiveness of sins” (Mt 26:28).

An important point to realize here is that these actions and words of Jesus anticipated the sacrifice of his body and the pouring out of his blood on the cross. When he said to the apostles, “do this in remembrance of me,” what they were to remember was not simply the last supper but the crucifixion, its meaning, and the resurrection. The words “given for you” and “poured out for many” which the apostles heard with their ears at the last supper took on meaning only after Jesus’ ordeal of Roman crucifixion when he gave his body to be nailed to the cross unto death, and when the solider lanced his side causing his blood to pour out.

The command of remembrance, however, included not merely the recollection of the physical details of the suffering and death of Jesus but also, and especially, the meaning of them. The cross manifests Jesus’ love “to the end” (Jn 13:1); it is accomplished “for the forgiveness of sins,” “for our sins” (1 Cor 15:3); and it is the beginning of a “new covenant,” that is, a new and living relationship with God in his Son, Jesus. This gift of the Eucharist which Jesus instituted at the last supper and which the apostles were to do in remembrance of him took on its full meaning for them only after the crucifixion and resurrection; and it took them and the early disciples time to awaken to this full meaning. 

 

Remembrance

The scriptural term remembrance, in fact, implies this type of awakening, that is, a realization of the reality of God and the work he has done (see for example, Num 10:10). We see this awakening to God’s work in the accounts of Jesus’ appearances to his disciples after the resurrection. For example, on the road to Emmaus, Jesus converses with two of his disciples who do not realize that it is him. It is only after he opens the scriptures to them about the meaning of the Messiah’s suffering and glory and, most of all, when he takes bread, blesses it, breaks it, and gives it—the same actions he performed at the last supper—that they finally realize or awaken to the reality that it is him. At that moment he vanished from their sight. Yet, he was helping them to realize that he is, and is going to be, present to them in a new way, that is, in the breaking of the bread which is the most ancient name for the Eucharistic liturgy. Indeed, after realizing it was the Lord, those two disciples told the apostles that, “he was made known to them in the breaking of the bread” (Lk 24:35).

It is with this full meaning of remembrance, which includes not only a recollection but also a realization of the living reality, that the apostles and early Church celebrated the Eucharist (see 1 Cor 11:23-27). So, it is with the Eucharistic liturgy in every age: when the Mass is celebrated it is done in remembrance of Christ whose passion and resurrection are not only recalled but also made present.

When we assemble together for the Mass it is truly a time when the Lord awakens us anew to his presence and his work of salvation. Indeed, nothing brings us closer to Jesus and to one another than the celebration of the Eucharist. It is there where we encounter his love to the end, it is there where we are renewed in the new and everlasting covenant relationship with God, and it is there where we can receive the crucified and now Risen Lord. These are the deepest reasons why there is a precept to attend Mass on Sundays and holy days of obligation and they are why we should long to realize this precept.

I hope that this two-part catechesis on the Sunday and holy day Mass obligation has been helpful not only for understanding but also for inspiration. It was written in anticipation of and preparation for May 23, the Solemnity of Pentecost, when this obligation will be restored in the Lincoln Diocese. May the Holy Spirit draw us together anew into Christ Jesus at the Eucharistic liturgy.

 

 

Hãy Đến Với Thánh Lễ Để Lãnh Nhận Nguồn Ơn Cứu Độ -

KHAO KHÁT THÁNH LỄ

Là người Công giáo có trách nhiệm, ai cũng biết rằng mình có bổn phận tham dự thánh lễ ngày Chúa  nhật. Thậm chí lề luật còn quy định, nếu bỏ lễ Chúa nhật mà không có lý do chính đáng, bị xem là phạm tội trọng.

Nhưng vì quá nhấn mạnh đến khía cạnh tội, lề luật, trách nhiệm, một số người đi lễ Chúa nhật chỉ như việc làm đối phó, đi cho xong bổn phận, gọi là dự lễ nhưng thực tế hoàn toàn không có cái hồn của việc dự lễ.

Trong khi đó, việc tham dự thánh lễ Chúa nhật còn một khía cạnh khác tích cựac hơn nhiều, hạnh phúc hơn nhiều, mạnh mẽ hơn nhiều, đó là: Thánh lễ là ân huệ Chúa ban, và tham dự thánh lễ là đón nhận ân huệ, đón nhận quà tặng vô giá từ Trời.

Ân huệ này, món quà này thật đặc biệt vì chính Chúa Giêsu trao ban nó cho chúng ta trước khi Người lìa bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha.

Nhớ năm ngoái, vào đúng dịp tuần Thánh và Phục sinh, lại là thời gian đỉnh cao của dịch wuhan, chúng ta không thể tham dự thánh lễ. Nhưng nhờ đó, nó trở thành cơ hội tốt để nhiều người còn giữ được tâm hồn sốt sắng, nhìn lại giá trị của món quà vô giá mà bao nhiêu năm tháng Chúa ban cho mình tận hưởng.

Mất những gì đã từng có, vuột khỏi tầm tay những gì đã từng nắm trong tay, ta mới thật sự quý điều mình đã không còn.

Chỉ có như thế mới là cơ hội giúp ta quý trọng mọi thứ Chúa trao ban, nâng niu món quà của Chúa, thèm khát ân huệ vô giá của Chúa.

Rồi khoảng thời gian không thể đến nhà thờ tham dự thánh lễ cũng qua đi. Sự thèm khát thánh lễ có làm nhiều người quý trọng thánh lễ hơn, dự lễ sốt sắng hơn…

Nhưng rồi mọi sự lại đâu vào đấy. Bởi khi nhà thờ được mở cửa liên tục, việc đến nhà thờ dễ dàng hơn, trừ một số người giữ được tâm hồn thực sự hướng về Chúa, đại bộ phận người còn lại, lại tiếp tục cho thấy thái độ hững hờ, dự lễ vì thói quen, dự lễ vì sợ luật buộc, dự lễ vì chẳng lẽ mang tiếng mình là người Công giáo lại chẳng đến nhà thờ…

Nhiều biểu hiện của nhiều người cho thấy, họ dự lễ cho có, cho rồi, chỉ là dự được chăng hay chớ mà thôi…

Ước mong từng người Công giáo, khi đến nhà thờ tham dự chính hy tế tuyệt đối của Chúa Kitô, sẽ tham dự bằng tình yêu, bằng sự chân tình, bằng thái độ nhiệt tình của mình với mọi nỗi khao khát được đến nhà Chúa, được cùng Chúa hiến tế đời mình, dâng lên Chúa con người, đời sống, lo toan và mọi lao nhọc của bản thân, của gia đình và của mọi người thân…

Ước mong mỗi khi đến nhà thờ, mọi người sẽ thấy mình hạnh phúc được cùng Chúa Kitô dâng lên sự tôn thờ dành cho Chúa Cha nhờ ơn thánh hóa của Chúa Thánh Thần, được là người mang ơn cứu độ và gieo vãi ơn cứu độ của Chúa cho chính mình và cho trần thế.

Ước mong khi đến nhà thờ, mọi người mang theo cơn khát được gặp Chúa, gặp anh em mình để càng ngày càng hiệp thông với Chúa và với nhau chặt chẽ, mạnh mẽ hơn.

Ngoài những người còn xem thường việc tham dự hy tế của Chúa trong từng thánh lễ, chúng ta tin tưởng, với lòng yêu mến chân thành của tất cả những ai thiện chí, ơn Chúa, Đấng yêu thương chúng ta, sẽ làm cho đại dịch sớm qua đi, để từng người, mỗi lần lên đền thánh Chúa, sẽ cùng nhau gặp gỡ Thiên Chúa, gặp gỡ nhau trong hạnh phúc, tin yêu và hy vọng càng lúc càng lớn hơn, dạt dào hơn.

Còn giờ đây, chúng ta hãy để cho cõi lòng mình vang vọng lời Thánh vịnh 41:

Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong, hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa. Linh hồn con khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống”.

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

 

LỜI CHÚA HÀNG TUẦN

Chúa Nhật IV Phục Sinh - Năm B -

TIN MỪNG: Ga 10,11-18. 

“Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gio-an:

Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê vì không phải là Mục Tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn. Vì anh ta là kẻ làm thuê và không thiết gì đến chiên. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi. Như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử. Sỡ dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh chính mình. Tôi có quyền hy sinh và lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh Cha tôi mà tôi đã nhận được.

Đó là Lời Chúa.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã tự ví mình như vị Mục Tử nhân lành. Sự nhân lành của người Mục Tử được biểu lộ qua 3 hành động sau: Một là biết rõ từng con chiên và cũng được chiên nhận biết và đi theo. Hai là quan tâm đến cả đoàn chiên, nhất là những con chiên bị đau ốm, thương tích hay đi lạc đàn. Ba là sẵn sàng thí mạng mình đương đầu với sói rừng để bảo vệ đoàn chiên.

 

A. GỢI Ý:

1. Đoạn sách Công Vụ tường thuật việc ông Phêrô, được đầy ơn Thánh Thần, đã mạnh dạn làm chứng về Đức Kitô, Đấng đã bị đóng đinh, nhưng đã trỗi dậy từ cõi chết. Người là Đấng Cứu Độ duy nhất và nhờ danh của Người mà anh què được chữa lành. Giáo Hội qua mọi thời chỉ là chính mình khi không ngừng rao giảng về mầu nhiệm chết và sống lại của Đức Kitô. Và mọi Kitô hữu, được nhận lãnh ơn Thánh Thần qua Bí tích Rửa tội, cũng được trao sứ mạng loan báo và làm chứng về Đức Kitô Phục Sinh như là Đấng Cứu Độ duy nhất.

2. Thư thứ nhất Gioan là bài ca tụng tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Tình yêu của Người làm thay đổi thân phận con người, trao cho họ phẩm giá cao quý là được làm con Thiên Chúa. Vì được làm con Thiên Chúa, ở đời này người Kitô hữu được giải thoát khỏi tội lỗi và đời sau được trao cho trọn quyền làm con, nghĩa là được hưởng tự do và vinh quang của con cái Thiên Chúa. Như vậy, dù đã được làm con Thiên Chúa, người Kitô hữu vẫn chưa thể hưởng nếm trọn vẹn vị thế làm con khi vẫn còn sống trong trần gian này. Lời Chúa vẫn tiếp tục khích lệ người Kitô hữu tin tưởng, phó thác và trung thành cho đến khi Đức Kitô xuất hiện trong vinh quang của Người.

3. Đức Giêsu hoàn tất lời hứa của Thiên Chúa trong Cựu Ước về những vị mục tử đẹp lòng Người (x. Gr 3, 15; Ed 34, 23-24). Người là Mục Tử Nhân Lành, biết rõ và yêu thương từng con chiên, mong muốn qui tụ các đàn chiên thành một đàn chiên duy nhất và sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ đàn chiên. Và hơn hết, Người sống lại để trở thành Mục Tử muôn đời của những ai đặt niềm tin nơi Người. Gương mẫu của Mục Tử Giêsu là lời mời gọi mỗi Kitô hữu trở nên những mục tử tốt đối với những người được trao phó cho mình. Sự gần gũi, yêu thương, cảm thông, chăm sóc, bảo vệ và sẵn sàng hy sinh cho nhau là sự nối dài tình thương của Mục Tử Giêsu giữa đời này.

 

B. SUY NIỆM:

1. Về hai loại mục tử trong Hội Thánh:

Mục tử là người lãnh đạo và chăn dắt đoàn chiên. Trong Tin mừng hôm nay Đức Giê-su đã phân biệt hai loại mục tử là: mục tử chân chính và mục tử giả hiệu như sau:

Mục tử chân chính là chủ chiên thực sự của đoàn chiên noi gương Đức Giê-su như Người khẳng định: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi” (10, 14). Đức Giê-su đã hy sinh quên mình cho đoàn chiên: Người đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Nước Trời (x Mt 13, 1-9), làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế, sẵn sàng chịu chết trên cây thập tự để đền tội thay cho đoàn chiên như Người đã nói: “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10, 11). Điều Đức Giê-su luôn quan tâm là lo cho “chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10). Sống dồi dào về thể xác bằng cách chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền cho dân (x. Mt 8, 16-17), xua trừ ma quỷ (x. Mt 9, 32-34), nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông đang đói (x. Mt 14, 15-21). Dồi dào về tinh thần như nhiệt thành trong sứ vụ rao giảng Tin mừng Nước Trời, thiết lập bảy phép bí tích, bao dung tha thứ tội lỗi, rửa chân phục vụ môn đệ, đổ Thần Khí trên các tông đồ… noi gương Mục Tử nhân lành Giê-su.

Mục tử chăn thuê, ám chỉ các đầu mục dân Do Thái đương thời gồm các kinh sư, người Pha-ri-sêu và các tư tế phục vụ Đền thờ. Những người này không phải là chủ chiên thực sự nên “không thiết gì đến chiên” (10, 13). Họ tỏ thái độ vô trách nhiệm trước sự an nguy của đoàn chiên: “Khi thấy sói đến, họ bỏ chiên mà chạy” để “sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn” (10, 12). Đối với hạng mục tử này, đoàn chiên chỉ có giá trị lợi dụng để phục vụ cho họ, như ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã tuyên sấm lời Đức Chúa cáo trách các mục tử chăn thuê của Ít-ra-en như sau: “Khốn cho các mục tử Ít-ra-en, những kẻ chỉ biết lo cho mình! Sữa chiên thì các ngươi uống, len thì các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, nhưng đoàn chiên thì lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc” (Ed 34, 2-4).

 

2. Mục tử lý tưởng cho Hội Thánh hôm nay:

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô quan niệm mục tử lý tưởng cho Hội Thánh hôm nay phải là người có “mùi chiên”, gần gũi với con chiên; Là người cha, người anh em với sự hiền dịu, kiên nhẫn và đầy lòng thương xót; Là người có lối sống khó nghèo, sự khó nghèo nội tâm cũng như khó nghèo bề ngoài như sống đơn giản khắc khổ trong cuộc sống; Là những người không có “tâm lý của các ông hoàng”; Là những người không có tham vọng làm phu quân của Giáo Hội; Là những người có khả năng thức tỉnh đoàn chiên được giao phó, và quan tâm duy trì sự hiệp nhất, canh giữ đoàn chiên, chú ý tới các hiểm nguy có thể đe dọa đoàn chiên, làm cho niềm hy vọng được lớn lên.

Ước gì các Mục Tử luôn có mặt trời và ánh sáng trong trái tim mình. Là những người có khả năng hỗ trợ Thiên Chúa nơi dân Người, với tình yêu thương và lòng kiên nhẫn.

Cuối cùng để chu toàn sứ vụ chăn dắt, vị mục tử có ba vị trí trong đoàn chiên như sau: Một là đi phía trước để dẫn đường; Hai là đi giữa để duy trì sự hiệp nhất và giữ vững tinh thần của đoàn chiên; Ba là đi phía sau để tránh cho chiên khỏi bị tụt hậu, và tạo điều kiện cho chiên đánh hơi hầu tìm ra hướng đi mới cho đoàn.

 

3. Ngày Thế giới Cầu Nguyện Cho Ơn Thiên Triệu:

Hiện nay trên thế giới nhất là tại các nước Âu Mỹ đang thiếu ơn gọi linh mục và tu sĩ cách trầm trọng. Nhiều nhà thờ không có linh mục coi sóc, nhiều tu viện to lớn bị bỏ hoang vì không còn tu sĩ trẻ tiếp nối, nên Giáo Hội đã chọn ngày Chúa Nhật 4 Phục Sinh làm ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ơn gọi này như sau:

- Một là vì những gương mù gương xấu từ hàng giáo sĩ và tu sĩ: thái độ sống thiếu khiêm tốn, thiếu đạo đức, thiếu khôn ngoan, thiếu lịch sự, thiếu nhân bản và thiếu cả bác ái của một số linh mục và tu sĩ, nên ít được mến phục và đi theo con đường này.

- Hai là thiếu sự cảm thông và cộng tác với các vị chủ chăn nơi các tín hữu.

- Ba là thiếu cầu nguyện cho ơn thiên triệu như lời Chúa Giê-su: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy anh em hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người” (Lc 10:2).

 

4. Cụ thể chúng ta nên làm gì?

a. Đối với các linh mục tu sĩ:

- Hãy luôn khiêm tốn yêu thương thể hiện qua thái độ lịch sự, vui vẻ và luôn mỉm cười mỗi khi có dịp tiếp xúc với tha nhân.

- Tránh than vãn về các nỗi khổ gặp phải trong đời tu khi nói chuyện với các bạn trẻ.

- Nhắc nhở cộng đoàn năng cầu nguyện cho ơn thiên triệu.

- Nếu biết bạn trẻ nào có ý muốn dâng mình cho Chúa, hãy đến thăm, trò chuyện và giải thích cho họ hiểu biết thêm về ý nghĩa và giá trị của đời tu…

b. Đối với những người đang sống đời hôn nhân gia đình:

- Hãy năng cầu xin Chúa giúp con cháu mình nhận ra ơn Chúa kêu gọi và mau mắn đáp lại.

- Tránh phê bình, chỉ trích, nói hành nói xấu các chủ chăn như Giám Mục, linh mục, và tu sĩ.

- Tham gia vào hội Bảo Trợ ơn gọi linh mục tu sĩ bằng lời cầu nguyện và quảng đại đóng góp tài chánh hằng năm để ủng hộ cho ơn thiên triệu.

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su, xin ban cho chúng con những linh mục quảng đại, hy sinh phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Xin ban cho chúng con những linh mục có trái tim biết yêu thương bằng tình yêu của Chúa, một trái tim mở rộng đón nhận mọi người, nhất là những người đau khổ bất hạnh. Xin ban cho chúng con những linh mục có đức tin vững mạnh, luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa, để giúp chúng con gặp được Chúa. Xin ban cho chúng con những linh mục biết nhiệt tình rao giảng Lời Chúa, có sức làm bùng cháy ngọn lửa yêu thương trong lòng chúng con, giúp chúng con thêm đức tin để nhìn thấy Chúa hiện thân trong mọi người nhất là những người nghèo khổ và sẵn sàng phục vụ họ. Cuối cùng xin Chúa ban cho chúng con những linh mục là những chủ chăn tốt lành luôn biết noi gương Chúa: “Đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.” Amen.

 

GOSPEL (Jn 10:11-18):

Jesus said:
“I am the good shepherd.
A good shepherd lays down his life for the sheep.
A hired man, who is not a shepherd
and whose sheep are not his own,
sees a wolf coming and leaves the sheep and runs away,
and the wolf catches and scatters them.
This is because he works for pay and has no concern for the sheep.
I am the good shepherd,
and I know mine and mine know me,
just as the Father knows me and I know the Father;
and I will lay down my life for the sheep.
I have other sheep that do not belong to this fold.
These also I must lead, and they will hear my voice,
and there will be one flock, one shepherd.
This is why the Father loves me,
because I lay down my life in order to take it up again.
No one takes it from me, but I lay it down on my own.
I have power to lay it down, and power to take it up again.
This command I have received from my Father.”

The Gospel of the Lord

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh

 

Chúa Nhật III Phục Sinh - Năm B -

TIN MỪNG: Lc 24,35-48. 

“Người đưa tay chân ra cho các ông xem.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Lu-ca:

Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh. Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: “Bình an cho anh em!”. Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: “Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?”. Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: “Ở đây anh em có gì ăn không? Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông. Rồi Người bảo: Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách luật Mô-sê, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm. Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh. Và Người bảo: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân của những điều này.

Đó là Lời Chúa.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Bài Tin Mừng của Thánh Lu-ca thuật lại sự kiện Đức Giê-su Phục Sinh hiện ra lần thứ ba với các tông đồ tại nhà Tiệc Ly. Trước hết, Người củng cố đức tin của các ông đang nhát sợ vì tưởng gặp ma, bằng cách cho họ xem tay chân của Người bằng xương thịt, và ăn uống trước mặt các ông. Sau đó, Người giúp các ông hiểu những lời Kinh Thánh tiên báo về cuộc khổ nạn và sự Phục Sinh của Đấng Ki-tô đã ứng nghiệm nơi Người. Cuối cùng Người trao sứ mệnh cho các ông là đi rao giảng sự ăn năn để được ơn tha tội, và làm chứng cho Chúa về những điều mắt thấy tai nghe.

 

A. GỢI Ý:

1. “Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều này, chúng tôi xin làm chứng”. Đức Giêsu đã sống lại và vẫn đang sống và hoạt động trong Giáo hội, trong các cộng đoàn, và nơi mỗi người môn đệ của Người. Nhìn lại đời mình, tôi phải làm gì để người khác khi nhìn vào tôi, vẫn thấy Chúa không phải chết, nhưng đang sống thật sự?

2. “Căn cứ vào điều này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người. Ai giữ lời Người dạy, nơi kẻ ấy yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo. Căn cứ vào đó, chúng ta biết được mình đang ở trong Thiên Chúa”. Từ lời dạy của thánh Gioan, tôi thấy tôi đã thật sự biết, đãyêu, đãở trong Chúa?

3. “Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà. Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem”. Đức Giêsu Kitô đã tỏ dấu chỉ nhận dạng cho các môn đệ bằng những dấu đinh tình yêu và dâng hiến của chính mình; và chắc chắn Người cũng mời gọi tôi thực hiện như thế. Vậy tôi đã tỏ những điều gì cho anh chị em của mình?

 

B. SUY NIỆM:

1. Chúa Phục Sinh mang lại niềm tin yêu giúp vượt qua nỗi sợ hãi:

Tin Mừng hôm nay vừa kể lại: ngay trong buổi tối Phục Sinh, đang lúc các tông đồ họp nhau trong nhà, các cửa nhà Tiệc Ly đều đóng kín. Bất ngờ Chúa Giê-su hiện đến đứng giữa các ông khiến các ông hoảng hốt, tưởng mình thấy ma. Tuy nhiên, các tông đồ cho rằng mình thấy ma chứ không phải Thầy đã sống lại. Vì vậy, Chúa Phục Sinh đã cho các ông sờ vào thân xác mang thương tích của Người để xác định: “Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?”. Nói xong, Người giơ tay chân ra cho các ông xem” (Lc 24,39-40). Và để giúp các ông vững tin hơn, Đức Giê-su còn ăn một miếng cá nướng trước mặt các ông. Nhờ gặp Chúa mà các tông đồ đã vững tin và không còn cảm thấy sợ hãi nữa.

Ngày nay chúng ta cũng sẽ vững tin nếu gặp được Chúa trong thánh lễ, trong giờ kinh tối gia đình hay những lúc cầu nguyện riêng tư. Hãy năng dự các buổi Hiệp Sống Tin Mừng hằng tuần để dễ thực hành theo Lời Chúa dạy. Nhờ đó chúng ta sẽ không bị ảo giác hồ đồ, nhưng sẽ nhận biết quyền năng của Chúa qua các biến cố may rủi giữa đời thường.

 

2. Chúa Phục Sinh mang lại niềm hân hoan hy vọng:

Các môn đệ đã bị lung lạc đức tin khi thấy Thầy Giê-su bị bắt bớ, bị giết chết đau thương trên cây thập giá. Nhưng giờ đây các ông đã tìm lại được niềm vui hân hoan khi gặp Chúa Phục Sinh.

Đức Giê-su thường động viên các tông đồ như sau: “Đừng sợ, hãy tin!”; “Vì sao sợ hãi, hỡi những kẻ yếu tin?”; “Thầy đây, đừng sợ!”; “Dọc đường hai ông nói chuyện gì với nhau mà buồn bã thế?”; “Hỡi những kẻ ngu dốt và chậm tin?” ... “Các ông đã vui mừng vì xem thấy Chúa”.

Người Ki-tô hữu sống đạo là người chứa đầy niềm vui và hăng say chiếu giãi niềm vui khi gặp được Chúa. Đức tin của chúng ta cũng chỉ lớn lên và không bị khiếp nhược sợ hãi bóng tối nếu chúng ta vững tin vào sự phục sinh của Chúa như Người đã động viên các tông đồ: “Các con đừng sợ, vì Thầy đã thắng thế gian rồi”.

 

3. Chúa Phục Sinh ban Thần Khí giúp chu toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng:

Trong Tin Mừng những người đã được phúc gặp Chúa Phục sinh, đều mau mắn chu toàn lệnh truyền của Chúa, là loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho tha nhân. Chẳng hạn: Mấy người phụ nữ sau khi gặp Chúa Phục Sinh đã trở về báo tin vui cho các môn đệ rằng: “Chúa đã sống lại”. Hai môn đệ về làng Emmaus, sau khi nhận ra Chúa Phục Sinh khi Người bẻ bánh, đã lập tức trỗi dậy trở về thủ đô Giêrusalem, loan báo tin vui cho các anh em khác: “Chúa đã sống lại rồi và chúng tôi đã nhận ra Người khi Người bẻ bánh”. Các Tông đồ sau khi đã đón nhận đầy ơn Thánh Thần vào lễ Ngũ Tuần, đã mở tung cửa nhà Tiệc Ly ra đường để rao giảng Tin Mừng cho dân chúng thuộc mọi nước mọi dân ở thủ đô Giê-ru-sa-lem. Các ông còn sẵn sàng hy sinh mạng sống để làm chứng cho Chúa.

Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã loan báo Tin Mừng Phục sinh cho tha nhân như thế nào? Chúng ta đã làm gì để trở thành chứng nhân cho tin mừng Phục Sinh?

 

4. Nên chứng nhân mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa hôm nay?

Ngày nay các tín hữu dù không thấy Chúa, nhưng vẫn có thể thi hành sứ mệnh làm chứng cho Người bằng những cách thức như sau: 

Nên chứng nhân bằng việc thuật lại cho người khác về cuộc đời và lời rao giảng của Đức Giê-su: như bà Ma-ri-a Mác-đa-la đã làm (Ga 20,18). Việc truyền đạt này mọi tín hữu đều có thể làm, nhưng nguyên việc này khó lòng mang lại hiệu quả thuyết phục được người nghe tin theo (x. Lc 24,11).

Nên chứng nhân bằng việc để Chúa Thánh Thần nói qua chúng ta: Đức Giê-su đã từ cõi chết sống lại và chúng ta nhờ ơn Thánh Thần ban, có bổn phận chia sẻ niềm vui và sự bình an cảm nghiệm được cho tha nhân. Cách làm chứng này đã được Nhóm Mười Một Tông đồ áp dụng. Sau khi đón nhận Thánh Thần, ông Phê-rô đã rao giảng và làm chứng về Đức Giê-su như sau: “Chính Đức Giê-su đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại. Về điều này tất cả chúng tôi xin làm chứng. Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe…” (Cv 2,32-33). Nhờ ơn Thánh Thần, cách làm chứng đầy xác tín này của ông Phê-rô đã khiến ba ngàn người xin theo đạo (x. Cv 2,41).

- Nên chứng nhân bằng lối sống quên mình, vị tha bác ái: noi gương cộng đoàn Hội Thánh sơ khai như sách Công vụ thuật lại: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kính sợ, vì các Tông đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày thêm những người được cứu độ” (Cv 2,42-47). Cách làm chứng này hữu hiệu và rất phù hợp với các cộng đoàn tu sĩ, các hội đoàn công giáo tiến hành và các cộng đoàn giáo xứ giáo họ. Anh em lương dân sẽ dễ dàng tin theo Chúa khi họ chứng kiến các hành động quên mình vị tha bác ái của người tín hữu.

- Cuối cùng, nên chứng nhân bằng việc sẵn sàng chịu bách hại vì đức tin, noi gương các anh hùng tử đạo: Các ngài đã không hèn nhát chối Chúa để được sống, nhưng đã sẵn sàng chịu chết vì đức tin để trở thành những “Chứng nhân đức tin”. Đây cũng là phương cách truyền giáo hữu hiệu như lời ông Téc-tuy-li-a-nô đã nhận định: “Máu các vị Tử đạo là hạt giống phát sinh các Ki-tô hữu”.

Ngày nay tuy chúng ta không bị giết hại vì đức tin như các anh hùng Tử Đạo Việt Nam, nhưng chúng ta cũng có thể trở nên chứng nhân đức tin khi can đảm sống vị tha bác ái giữa một xã hội gian tà như lời Chúa phán: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà ngợi khen Cha của anh em Đấng ngự trên trời”.

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su Phục Sinh, giữa một thế giới chỉ biết tìm kiếm hưởng thụ tiện nghi vật chất và thỏa mãn các đam mê khoái lạc. Xin cho chúng con biết chấp nhận lối sống đơn sơ khó nghèo như lời Chúa dạy: “Chồn cáo có hang, chim trời có tổ. Con người không có hòn đá gối đầu”. Giữa một thế giới khinh thường và chà đạp nhân phẩm những người nghèo khó bất hạnh. Xin cho chúng con biết quý trọng mọi người và sẵn sàng phục vụ Chúa đang hiện thân nơi những người đau khổ bệnh tật và bị bỏ rơi. Giữa một thế giới sống không lý thưởng, không có niềm hy vọng vào tương lai. Xin cho chúng con biết vững tin vào quyền năng và tình thương của Chúa và tích cực góp phần xây dựng một “Trời Mới Đất Mới” công bình nhân ái và hạnh phúc ngay từ hôm nay. Amen.

 

GOSPEL (Lk 24:35-48):

The two disciples recounted what had taken place on the way,
and how Jesus was made known to them
in the breaking of bread.
While they were still speaking about this,
he stood in their midst and said to them,
“Peace be with you.”
But they were startled and terrified
and thought that they were seeing a ghost.
Then he said to them, “Why are you troubled?
And why do questions arise in your hearts?
Look at my hands and my feet, that it is I myself.
Touch me and see, because a ghost does not have flesh and bones
as you can see I have.”
And as he said this,
he showed them his hands and his feet.
While they were still incredulous for joy and were amazed,
he asked them, “Have you anything here to eat?”
They gave him a piece of baked fish;
he took it and ate it in front of them.
He said to them,
“These are my words that I spoke to you while I was still with you,
that everything written about me in the law of Moses
and in the prophets and psalms must be fulfilled.”
Then he opened their minds to understand the Scriptures.
And he said to them,
“Thus it is written that the Christ would suffer
and rise from the dead on the third day
and that repentance, for the forgiveness of sins,
would be preached in his name
to all the nations, beginning from Jerusalem.
You are witnesses of these things.”

The Gospel of the Lord

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh

 

Lễ Truyền Tin - Năm B -

TIN MỪNG: Lc 1,26–38. 

“Này Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai”.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Luca:

Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: “Kính chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ”. Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận”. Nhưng Maria thưa với thiên thần: “Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?” Thiên thần thưa: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế Ðấng Bà sinh ra, sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ họi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được”. Maria liền thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền”. Và thiên thần cáo biệt Bà.

Đó là Lời Chúa.

 

I. SUY NIỆM:

Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội hân hoan mừng trọng thể lễ Truyền Tin Thiên Chúa nhập thể. Nói cách khác, hôm nay, chúng ta long trọng mừng biến cố Thiên Chúa chính thức thực hiện lời hứa cứu độ với nhân loại khi trao ban Con của Người xuống thế và nhập thể trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria.

Qua biến cố vĩ đại này, tinh thần phụng vụ hướng chúng ta về hai mẫu gương vâng phục của Đức Giêsu và Mẹ Maria, đồng thời cũng mời gọi mỗi người chúng ta noi gương Đức Giêsu và Mẹ Maria để sống sự vâng phục trong cuộc sống đạo hôm nay.

 

1. Vâng phục để cứu độ:

Khi nói đến sự vâng phục, chúng ta nhớ ngay đến đoạn Kinh Thánh mà thánh Phaolô đã viết trong thư gửi tín hữu Philípphê, ngài viết: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” ( Pl 2, 6-7).

Sự vâng phục này là khởi đầu của nguồn ơn cứu độ, vì nếu Đức Giêsu không vâng phục Thiên Chúa để trở thành Đấng Emmanuen, nhằm cứu chuộc nhân loại tội lỗi, thì chắc chắn Thiên Chúa sẽ phải chọn con đường khác. Tuy nhiên, con đường tự hủy mà Đức Giêsu đã chọn là con đường tuyệt vời nhất, bởi vì nó diễn tả trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa. Điều này đã được thánh Gioan nhắc đến, ngài nói: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16).

Sự vâng lời của Đức Giêsu hoàn toàn được diễn ra trong tự do và tự nguyện, vì thế, Ngài đã nói: “Lạy Chúa, này con xin đến để thi hành thánh ý Chúa”Tv 39, 8a – 9a); hay: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Ga 4,34 ). Chính nhờ sự vâng phục tuyệt đối trong tự do này, mà Đức Giêsu trở thành nguồn ơn cứu độ đến muôn ngàn đời. Tại sao vậy? Thưa! Bởi vì Ngài đã vâng lời và vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập tự và đã chấp nhận đổ máu mình ra nhằm cứu chuộc con người.

Chính vì sự vâng phục này, mà nhân loại đón nhận được ơn cứu chuộc của Thiên Chúa ngang qua Đức Giêsu, Đấng vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật.

 

2. Vâng phục để đồng công cứu chuộc:

Khi nói đến sự vâng phục của Đức Giêsu, chúng ta không thể không nói đến sự vâng phục của Đức Maria. Mặc dù phụng vụ canh tân ngày nay không còn tập trung nơi Đức Maria như trước kia vào thời Trung Cổ. Tuy nhiên, khi nói đến ơn cứu chuộc của Đức Giêsu nhờ sự vâng phục mà có, thì Giáo Hội cũng luôn đề cao sự cộng tác của Mẹ Maria trong công cuộc ấy cũng bằng chính sự vâng phục nơi Mẹ.

Sự vâng phục của Mẹ Maria được đánh giá rất cao trọng, bởi vì khi Mẹ vâng phục thánh ý Thiên Chúa, kế hoạch riêng tư của Mẹ hoàn toàn sang trang và chuyển hướng khác, để nhường cho chương trình và ý định của Thiên Chúa trên toàn thể nhân loại.

Nói như thế, là vì Đức Mẹ ngay từ khi còn nhỏ đã khấn giữ mình đồng trinh để thuộc trọn về Chúa và phụng sự Người. Tuy nhiên, Thiên Chúa lại có chương trình riêng cho người thiếu nữ Sion này, đó là muốn Mẹ nhận lời và cưu mang Con Thiên Chúa làm người để cứu chuộc nhân loại. Biết được ý định ngàn đời của Thiên Chúa, nên sau khi đã nghe lời giải thích của sứ thần: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà,và quyền năng Đấng tối cao sẽ rợp bóng trên bà,vì thế,Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35 ), Mẹ Maria đã mau mắn trong tự do để thưa lên với Thiên Chúa ngang qua sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa,xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38 ). Nhờ hai tiếng xin vâng của Mẹ, nhân loại tràn đầy niềm hân hoan, vì từ nay, Con Thiên Chúa đã đến và ở với loài người.

Khi chọn Mẹ Maria, người thiếu nữ Sion để cộng tác với Thiên Chúa trong công trình cứu chuộc, Thiên Chúa đã khai mở một kỷ nguyên mới, thiết lập một dân tộc mới thay thế cho dân cũ đã bị cái chết bao phủ do tội bất tuân của Evà. Từ nay, muôn đời sẽ khen Mẹ diễm phúc, vì từ cung lòng Mẹ đã cưu mang Đấng là Nguồn Ơn Cứu Độ, Nguồn Mạch Sự Sống. Cũng chính lời xin vâng này, mà cuộc đời của Mẹ đã kết hiệp mật thiết với Đức Giêsu trọn vẹn. Mẹ đã trở thành Đấng đồng công cứu chuộc với Con Chí Ái của mình.

 

3. Người Kitô hữu sống tinh thần vâng phục:

Sứ điệp Lời Chúa và tinh thần phụng vụ ngày lễ hôm nay mời gọi chúng ta hướng về Đức Giêsu và Mẹ Maria như là mẫu gương tuyệt hảo cho sự vâng phục trong đời sống đức tin hằng ngày của mỗi người.

Nếu trước kia, nơi Đức Giêsu, Ngài đã tự nguyện trút bỏ vinh quang để vâng phục Thiên Chúa Cha qua việc đến trần gian trong thân phận là một con người nhằm cứu chuộc nhân loại; và nếu Mẹ Maria khi vâng lời Thiên Chúa và sẵn sàng để cho thánh ý của Người được thực hiện, thì đến lượt chúng ta, nếu muốn trở nên người môn đệ đích thực của Chúa trong lòng Giáo Hội hôm nay, thiết nghĩ con đường tự khiêm tự hạ và vâng phục trong lòng mến của Đức Giêsu và Mẹ Maria chính là lựa chọn của chúng ta.

Tuy nhiên, với sự yếu đuối của con người và với những trào lưu hiện sinh của nhân loại ngày nay, chúng ta rất khó có thể vâng phục, nhất là sự vâng phục của đức tin! Nhiều khi chúng ta biện hộ cho việc bất tuân của mình bằng những chuyện như: vâng phục là mất tự do; vâng phục làm cho con người bị lệ thuộc. Hiểu theo nghĩa tâm lý hay triết học thì thật đúng như vậy. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa đức tin dưới ánh sang Lời Chúa thì không phải vậy, bởi vì: “Tự do đạt tới mức hoàn hảo khi quy hướng về Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Chỉ có tự do đích thực khi con người phục vụ cho điều thiện và công bằng. Khi bất tuân ý Chúa và chọn điều ác, con người lạm dụng tự do và trở nên”nô lệ tội lỗi” (SGLHTCG. Số 1733).

Thực tế cho thấy, những ai trung thành với Chúa, người đó đạt tới đích trong sự viên mãn. Những ai biết gắn bó cuộc đời của mình với Thiên Chúa trong sự vâng phục, cuộc sống của người ấy vui tươi bình an và hạnh phúc.

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Thiên Chúa toàn năng, chúng con tạ ơn Cha đã ban cho chúng con chính người Con Một duy nhất của Cha đến trần gian qua cung lòng Mẹ Maria, để chúng con được hưởng dồi dào ơn cứu chuộc của Đấng vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật. Xin Cha ban cho chúng con biết noi gương Con Một Cha và Đức Trinh Nữ Maria để sẵn sàng hiến dâng cuộc đời của mình trong sự vâng phục nhằm cộng tác vào công trình cứu chuộc mà Thiên Chúa đang thực hiện trong thế giới hôm nay. Amen. 

 

GOSPEL (Lk 1:26-38):

In the sixth month, the angel Gabriel was sent from God to a town of Galilee called Nazareth,

to a virgin betrothed to a man named Joseph, of the house of David, and the virgin’s name was Mary.

And coming to her, he said, “Hail, favored one! The Lord is with you.”

But she was greatly troubled at what was said and pondered what sort of greeting this might be.

Then the angel said to her, “Do not be afraid, Mary, for you have found favor with God.

Behold, you will conceive in your womb and bear a son, and you shall name him Jesus.

He will be great and will be called Son of the Most High, and the Lord God will give him the throne of David his father,

and he will rule over the house of Jacob forever, and of his kingdom there will be no end.”

But Mary said to the angel, “How can this be, since I have no relations with a man?”

And the angel said to her in reply, “The holy Spirit will come upon you, and the power of the Most High will overshadow you. Therefore the child to be born will be called holy, the Son of God.

And behold, Elizabeth, your relative, has also conceived a son in her old age, and this is the sixth month for her who was called barren;

for nothing will be impossible for God.”

Mary said, “Behold, I am the handmaid of the Lord. May it be done to me according to your word.” Then the angel departed from her.

The Gospel of the Lord

 

Vinh Sơn Ngọc Biển SSP

 

Chúa Nhật 2 Phục Sinh - Năm B -

TIN MỪNG: Ga 20,19-31.

“Phúc thay những người không thấy mà tin.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gio-an:

Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ tội ai, thì người ấy bị cầm giữ”. Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. Các môn đệ khác nói với ông: “chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người. Nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em”. Rồi Người bảo Ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ. Nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ Danh Người.

Đó là Lời Chúa.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Bài Tin mừng thuật lại hai lần Đức Giê-su Phục Sinh hiện ra với các môn đệ để củng cố niềm tin của các ông như sau: Lần thứ nhất (c 19-25): vào buổi chiều sau khi sống lại, Chúa Phục Sinh đã hiện đến đứng giữa các môn đệ đang hội họp mà không có Tô-ma. Người cho các ông xem các vết thương nơi bàn tay và cạnh sườn để chứng minh Người đã sống lại sau cuộc tử nạn, rồi thổi hơi ban Thánh Thần và trao quyền tha tội cho các ông. Lần thứ hai (c 24-29): Tám ngày sau, Chúa Giê-su lại hiện ra với các môn đệ và có Tô-ma. Người đặc biệt đáp ứng các đòi hỏi của ông. Rồi khi ông đã đạt đến đức tin, thì Người dạy: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”.

 

A. GỢI Ý:

1. Tại sao các tín hữu thời sơ khai có thể sống được những nét đẹp như được trình bày trên đây? Ai là suối nguồn hiệp nhất cho họ? Tôi thấy mình cần phải noi gương các tín hữu thời sơ khai ở điểm nào? Tại sao và làm thế nào?

2. Đâu là những phẩm chất cần có nơi cộng đoàn tôi đang sống, nơi môi trường đức tin tôi đang thực hành, để khuôn mặt của Đấng Phục Sinh có thể được con người hôm nay dễ dàng nhận ra hơn?

3. Không có sự tách biệt giữa lòng mến Chúa và yêu người. Tôi có thể minh họa nhận định này thế nào qua kinh nghiệm sống của mình?

4. Thánh Gioan dạy chúng ta: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (3,18). Điều này đã được cụ thể hóa thế nào nơi cuộc đời tôi? Nơi giáo xứ của tôi? Nơi cộng đoàn tu của tôi?

5. Đức Giêsu Phục Sinh đến ban bình an cho các môn đệ, đến trao ban Thánh Thần của Người cho họ, đến để củng cố những lời Người đã hứa trước đó, đến để sai các môn đệ ra đi thi hành sứ vụ của Người, đến để cho kẻ cứng lòng tin được dịp kiểm chứng và mời gọi kẻ ấy đặt lòng tin vào Người, đến để nói lời chúc phúc cho những kẻ không thấy mà tin. Trong Mùa Phục Sinh này, tôi cảm thấy mình mong đợi Đấng Phục Sinh đến để ban cho tôi điều gì? Tại sao?

6. Thiên Chúa đã thể hiện lòng xót thương của Người cho chúng ta thế nào qua biến cố Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô, qua việc Người hiện ra với các môn đệ? Tôi còn nghiệm thấy Thiên Chúa đang tỏ lòng xót thương đối với tôi qua những cách thức nào khác?

 

B. SUY NIỆM:

1. Dễ tin và cứng tin:

Trong đời sống hằng ngày, ngoài việc nhận biết nhờ tai nghe hay mắt thấy, chúng ta còn phải tin vào lời dạy của thầy cô thì mới có thể thăng tiến về học tập và kiến thức, phải tin vào cha mẹ mới có thể nên người được, phải tin vào lời nói của các đối tác làm ăn mới có thể kinh doanh thành công được... Tuy nhiên thực tế cũng có nhiều người đã bị lừa vì dễ tin lời nói ngon ngọt. Vậy về việc tin vào lời nói của người khác chỉ thực sự tốt đẹp nếu người nói là người đáng tin hoặc có bằng chứng đáng tin, điều họ nói hợp lý và người nghe phần nào cảm nghiệm được về điều ấy.

Riêng về mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giê-su, các môn đệ không phải là những người dễ tin: Dù các ông đã được nghe Đức Giê-su ba lần tiên báo về cuộc khổ nạn và phục sinh của Người, nhưng các ông vẫn không muốn chấp nhận (x Mt 16,21-23). Rồi sau cuộc tử nạn của Chúa, khi bà Ma-ri-a Mácđala báo tin Thầy Giê-su vẫn còn sống và chính bà đã được nhìn thấy Người, nhưng các ông vẫn không tin (x Mc 16,9-11). Vào chiều ngày Thứ Nhất trong tuần, khi Chúa Giê-su Phục Sinh hiện đến trong phòng cửa vẫn đóng kín thì các môn đệ lại sợ hãi như nhìn thấy ma. Chúa Giê-su đã trấn an và chứng minh Người không phải là ma như sau: “Sao anh em lại hoảng hốt? Sao anh em ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,38-40). Sau đó thấy các ông vẫn chưa tin, Người đã ăn một mẩu cá nướng trước mặt các ông (x Lc 24,41-43).

 

2. Đức tin của Tô-ma và của các tín hữu chúng ta: 

Tuy Tô-ma là người cứng tin, nhưng sau khi đã được gặp gỡ Chúa và đã cảm nghiệm về sự phục sinh của Người, ông đã đạt tới một đức tin sâu xa và vững mạnh nhất, thể hiện qua lời tuyên xưng đức tin của ông: “Lạy Chúa của con. Lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20,28). Chúa Giê-su cũng qua ông Tô-ma chúc phúc cho các tín hữu sẽ tin theo Người sau này như sau: “Vì đã trông thấy Thầy, nên con tin. Phúc thay người không thấy mà tin”. Ngày nay tuy không ai trong chúng ta được gặp Chúa Phục Sinh, không trực tiếp nghe lời nói của Người, cũng không được ăn uống tiếp xúc với Người như các Tông đồ xưa, nhưng đức tin của chúng ta sẽ có phúc nếu chúng ta tin vào lời rao giảng của các Tông đồ là những chứng nhân đức tin, là những người không dễ tin nhưng đã từng cảm nghiệm về mầu nhiệm phục sinh như ông Tô-ma trong Tin Mừng hôm nay. Do đó, cùng với thánh Grêgôriô chúng ta có thể nói: “Ngón tay đa nghi của Tô-ma đã trở nên ông thầy của toàn thế giới ; bàn tay đa nghi của Tô-ma đã dạy cho mọi người một sự thật chắc chắn, đó là thân xác Đức Giê-su Ki-tô thực sự đã sống lại”.

 

3. Sứ vụ cứu độ của Hội Thánh hôm nay là gì? 

Đức Giê-su Phục Sinh cũng trao sứ mạng “xóa bỏ tội lỗi và ban ơn tha tội” cho Hội thánh như sau: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội ai thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,23). Việc tha tội này được thực hiện bằng việc rao giảng Tin mừng và ban bí tích rửa tội cho những ai có lòng tin (x. Mt 28,19-20), và ơn tha tội qua bí tích giải tội. Quyền tha tội này chính là quyền “cầm buộc và tháo cởi” đã được Đức Giê-su trao cho Tông đồ Phê-rô (x. Mt 16,19) và trao chung cho Nhóm Mười Hai (x. Mt 18,18).

 

4. Truyền đạt Đức Tin cho con người ngày nay bằng cách nào? 

Trước khi về trời, Chúa Phục Sinh đã trao cho Hội Thánh sứ vụ loan báo Tin Mừng cho muôn dân (x Mt 28,19-20). Sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho con người ngày nay không dễ chút nào. Muốn thuyết phục người ngày nay tin vào Chúa Giê-su, tin vào lời Người rao giảng thì cần những điều kiện như sau:

- Một là phải đón nhận ơn Thánh Thần: Ta hãy noi gương các tông đồ xưa sau khi Chúa lên trời đã cầu nguyện kết hiệp với Đức Ma-ri-a và các anh em Chúa, với các môn đệ và đã nhận được ơn Thánh Thần vào lễ Ngũ Tuần. Chỉ khi được Thánh Thần tác động, việc tông đồ truyền giáo mới đạt được thành công: Sau bài giảng đầu tiên của tông đồ Phê-rô đã có ba ngàn người xin theo đạo (x. Cv 2,41). Thực đúng như lời Đức Giê-su đã tâm sự với các môn đệ trong bữa tiệc ly: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

- Hai là hiệp nhất với Chúa qua các mục tử trong Hội Thánh: Khi kết hiệp với Chúa Giê-su qua việc vâng phục các vị chủ chăn trong Hội Thánh, công việc tông đồ của chúng ta mới mang lại kết quả tốt đẹp nhờ ơn Chúa trợ giúp, như ông Si-mon đã thưa với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm, mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. Các ông đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới (Lc 5,6). Thánh Phao-lô cũng dạy việc loan báo Tin Mừng cần phải liên kết với các vị mục tử trong Hội Thánh qua việc sai đi như sau: “Làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng ? Làm sao rao giảng, nếu không được sai đi?” (Rm 10,14-15).

- Ba là phải rao giảng bằng lối sống chứng nhân tình thương: Thế giới ngày nay đầy rẫy những kẻ hoài nghi và không tin tưởng. Cách thức duy nhất làm cho họ được ơn biến đổi lòng tin là họ có thể “nhìn thấy Đức Giê-su và “đụng chạm“ vào Người qua lối sống nhân bản vị tha của các tín hữu, qua lời nói thân thiện lễ độ và lối ứng xử khiêm tốn phục vụ như những chứng nhân của Chúa theo lời Đức Thánh Cha Phao-lô VI: “Người đương thời sẵn sàng nghe các chứng nhân hơn là thầy dậy, hoặc nếu họ có nghe thầy dậy, thì bởi vì chính các thầy dậy cũng là những chứng nhân”.

- Hôm nay cũng là lễ kính trọng thể “Lòng Chúa Thương xót”: Vào ngày 30/4/2000 Đức Gio-an Phao-lô II đã tuyên thánh cho Nữ tu Faustina Kowalska và chọn Chúa Nhật II Phục Sinh hằng năm làm ngày kính Lòng Chúa Thương Xót. Ảnh Lòng Chúa thương xót do thánh nữ Faustina Kowalska đã thị kiến và thuật lại như sau: “Người mặc y phục trắng, bàn tay phải ban phép lành, bàn tay trái vén mép áo ngực, từ đó thoát ra các tia sáng xám và đỏ, tượng trưng bí tích Thánh Thể và bí tích Rửa Tội. Đức Giê-su là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa Cha. Chúng ta hãy cùng với thánh nữ Faustina Kowalska thưa với Người rằng: “Lạy Chúa Giê-su, con xin tín thác vào Người!” Chúng ta hãy trở thành hiện thân của Lòng Chúa thương xót qua lối sống hiệp nhất, chia sẻ tình thương cụ thể cho nhau và nâng đỡ nhau, sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm cho nhau”.

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su, tông đồ Tô-ma tuy lúc đầu cứng lòng tin, nhưng sau đó đã đạt đến một đức tin trọn hảo khi gặp gỡ Chúa Phục Sinh. Chính sự “cứng lòng” của Tô-ma lại trở thành chỗ dựa vững chắc cho đức tin của mỗi người chúng con hôm nay. Rồi các tông đồ cũng đã trung thực và khiêm tốn, không chỉ thuật lại những điều tốt lành, mà cả những thiếu sót, chậm tin và hồ nghi của các ngài để đức tin của chúng con hôm nay được vững mạnh. Giờ đây cùng với Tô-ma xưa, chúng con long trọng tuyên xưng: “Lạy Chúa Giê-su. Chúa chính là Đấng Cứu Thế và là Thiên Chúa của chúng con. Xin thương xót chúng con”.

Lạy Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi thương xót, xin cho chúng con được ngụp lặn trong đại dương của Lòng Chúa Thương Xót, được tắm gội trong Máu và Nước đã tuôn ra từ Thánh Tâm Con yêu dấu của Cha là Chúa Giê-su. Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giê-su Ki-tô, xin thương xót chúng con và toàn thế giới. Xin hai Thánh: Faustina và Gio-an Phao-lô II cầu bầu cùng Chúa cho chúng con hôm nay và mãi mãi. Amen.

 

GOSPEL (Jn 20:19-31):

On the evening of that first day of the week,
when the doors were locked, where the disciples were,
for fear of the Jews,
Jesus came and stood in their midst
and said to them, “Peace be with you.”
When he had said this, he showed them his hands and his side.
The disciples rejoiced when they saw the Lord.
Jesus said to them again, “Peace be with you.
As the Father has sent me, so I send you.”
And when he had said this, he breathed on them and said to them,
“Receive the Holy Spirit.
Whose sins you forgive are forgiven them,
and whose sins you retain are retained.”

Thomas, called Didymus, one of the Twelve,
was not with them when Jesus came.
So the other disciples said to him, “We have seen the Lord.”
But he said to them,
“Unless I see the mark of the nails in his hands
and put my finger into the nailmarks
and put my hand into his side, I will not believe.”

Now a week later his disciples were again inside
and Thomas was with them.
Jesus came, although the doors were locked,
and stood in their midst and said, “Peace be with you.”
Then he said to Thomas, “Put your finger here and see my hands,
and bring your hand and put it into my side,
and do not be unbelieving, but believe.”
Thomas answered and said to him, “My Lord and my God!”
Jesus said to him, “Have you come to believe because you have seen me?
Blessed are those who have not seen and have believed.”

Now Jesus did many other signs in the presence of his disciples
that are not written in this book.
But these are written that you may come to believe
that Jesus is the Christ, the Son of God,
and that through this belief you may have life in his name.

The Gospel of the Lord

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh

 

Mừng Chúa Phục Sinh -

TIN MỪNG: Ga 20,1-9. 

“Người phải sống lại từ cõi chết.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gio-an:

Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối và bà thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ, bà liền chạy về tìm Simon-Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với các ông rằng: “Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu”. Phêrô và môn đệ kia ra đi đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô, và đến mồ trước. Ông cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong. Vậy Simon-Phêrô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn này không để lẫn với dây băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ. Bấy giờ môn đệ kia mới vào, dù ông đã tới mồ trước. Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết. 

Đó là Lời Chúa.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Gio-an viết Tin Mừng nhằm mục đích “Để anh em tin rằng  Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (Ga 20,31). Riêng đoạn Tin Mừng hôm nay, Gio-an cho thấy Đức Giê-su thực sự đã từ cõi chết sống lại như Người đã báo trước.

 

A. GỢI Ý:

1. Để có thể là nhân chứng thì điều kiện tiên quyết phải là chứng nhân. Thái độ mạnh mẽ và can đảm công khai làm chứng cho tin mừng phục sinh nơi các tông đồ chỉ có thể xảy ra khi giả thiết rằng các ông đã tận mắt nhìn xem những việc Chúa Giêsu đã làm, hay trực tiếp nghe những lời Chúa Giêsu đã giảng, hơn thế đã “ăn uống với Người… sau khi từ cõi chết sống lại”. Thiếu kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Phục Sinh sẽ làm cho lời chứng kém sống động và khó thuyết phục; không có kinh nghiệm thực sự với Đấng Phục Sinh, lời rao giảng có nguy cơ trở nên sáo rỗng và chỉ nặng tính hình thức.

2. Dường như sẽ là không tưởng khi phải sống giữa lòng trần thế mà lại phải luôn hướng tâm hồn lên những thực tại trời cao. Điều đó chỉ có thể và hợp lý khi ý tưởng nền tảng “cùng chết với Đức Kitô để cùng được sống lại với Người” (x. Rm 6, 5) đã trở nên xác tín cá nhân cho mỗi kitô hữu. Nỗ lực củng cố và làm mới lại xác tín ấy mỗi ngày sẽ giúp người tín hữu dễ dàng siêu thoát với những bám víu trần thế để có thể thanh thoát hướng cuộc đời về cuộc sống mai hậu trong vinh quang với Đấng Phục Sinh nơi cung lòng Thiên Chúa.

3. Điều kiện để “tin”, theo kinh nghiệm của người môn đệ Chúa yêu, chính là chỉ sau khi đã “thấy”. Nếu chưa từng một lần “thấy” Đức Giêsu phục sinh, hay chưa một lần có kinh nghiệm về sự hiện diện của Người trong cuộc đời mình, lối sống đạo của người tín hữu sẽ mang nặng lề thói và hình thức. Như thế, những nỗ lực để thay đổi lối sống cho phù hợp với những đòi hỏi của Tin mừng sẽ luôn là một thách đố vô cùng khó khăn để vượt qua.

 

B. SUY NIỆM:

Bằng lối văn súc tích và hàm chứa những tư tưởng sâu sắc, Tin Mừng Gio-an đã mô tả cuộc hành trình đức tin và đức mến của ba nhân vật quan trọng trong bài Tin Mừng Phục Sinh hôm nay như sau:

1. Lòng mến đã thôi thúc Ma-ri-a Mác-đa-la đi tìm Chúa:

Niềm vui Phục Sinh khởi đầu bằng việc bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi thăm mộ ngay từ sáng sớm tinh sương ngày Thứ Nhất trong tuần. Bà hốt hoảng khi thấy tảng đá che cửa mồ đã bị lăn sang một bên và xác Thầy trong mộ biến mất. Cũng như do lòng mến mà bà đã thêm can đảm để đứng dưới chân thập giá (x. Ga 19,25), và ở lại chứng kiến việc 2 môn đệ an táng Thầy trước đó (x. Mt 27,61), thì sáng sớm hôm nay lại thôi thúc bà cùng mấy bà khác đem theo dầu thơm ra mộ để ướp thêm thuốc thơm cho xác Thầy theo phong tục Do thái (x. Mc 16,2). Khi thấy mộ trống không, Ma-ri-a hốt hoảng chạy về báo tin cho hai môn đệ Phê-rô và Gio-an (x. Ga 20,2). Theo bà thì ai đó đã đến lấy trộm xác Thầy và bà không biết họ đã để xác Thầy ở đâu (x. Ga 20,13.15). Ma-ri-a không hề nghĩ rằng Thầy đã phục sinh, mà bà chỉ mong sao tìm lại được xác Thầy để mang về chôn vào trong mộ mà thôi. Sau khi Phê-rô và Gio-an chạy ra mộ rồi trở về, thì một lần nữa, do lòng mến thôi thúc, Ma-ri-a quay lại mồ để tiếp tục than khóc. Trong lần ra mộ thứ hai này, bà đã trở thành người đầu tiên gặp được Chúa Phục Sinh hiện ra. Người trao cho bà sứ mệnh như sau: “Hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ rằng: Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (Ga 20,17).

 

2. Lòng mến đã giúp Gio-an nhận ra Chúa trước anh em:

Gio-an là một trong bốn môn đệ được Thầy kêu gọi đầu tiên (x Mt 4,21). Là một trong ba môn đệ được chứng kiến Thầy biến hình (x Mt 17,1) và cũng là người môn đệ được Thầy yêu mến nhất (x Ga 13,23). Tình yêu đối với Thầy đã thôi thúc, làm cho ông trở thành người can đảm hơn các anh em như sau: Không bỏ chạy nhưng âm thầm theo dõi các sự kiện xảy ra từ lúc Thầy bị bắt đến khi bị xét xử giữa hai tòa án đạo và đời; Can đảm đứng dưới chân thập giá để chứng kiến giờ phút cuối cùng của Thầy và được Thầy trăn trối Đức Ma-ri-a làm Mẹ mình và đón Mẹ về nhà mình mà phụng dưỡng thay Thầy (x Ga 19,27). Cũng do tình yêu thôi thúc mà Gio-an đã trở thành người môn đệ đầu tiên trong Nhóm Mười Hai nhận ra Chúa Phục Sinh tại biển hồ Ti-bê-ri-a (x Ga 21,7). Cũng chính tình yêu ấy đã thúc bách Gio-an chạy nhanh hơn Phê-rô và đạt đến đức tin trước ông này (x Ga 20,8). Sau cùng chính lòng mến đã khiến Gio-an viết Tin Mừng Thứ Tư, trong đó đề cao giới răn yêu thương. Tương truyền khi về già, mỗi lần rao giảng Tông đồ Gio-an đều giảng về đề tài yêu thương. Khi có người thắc mắc lý do thì Gio-an đã trả lời rằng: Chỉ việc tuân giữ giới răn yêu thương là đủ. Vì “yêu thương là chu toàn Lề Luật”  (Rm 13,10b).

 

3. Lòng mến làm Phê-rô được tha tội và được trao quyền:

Phê-rô là một trong bốn môn đệ đã theo Đức Giê-su trước hết (x. Mt 4,18-20). Ông đã tình nguyện bỏ hết mọi sự mà đi theo Thầy (x. Mt 19,27-29; Lc 18,28-30). Ông luôn được xếp đứng đầu danh sách Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2). Ông còn là một trong ba môn đệ được chiêm ngưỡng Thầy biến hình trên núi cao (x Mt 17,1); Được chứng kiến phép lạ Người phục sinh bé gái mới chết (x Lc 8,51); Được ở gần Đức Giê-su khi Người lo buồn trong vườn Ghết-sê-ma-ni (x Mt 26,37). Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su có lần đã đến ở trọ nhà ông Si-mon Phê-rô tại thành Ca-phác-na-um (x Mc 1,29). Phê-rô thường đại diện anh em tuyên xưng đức tin “Thầy chính là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Nhờ đức tin đó, Phê-rô đã được khen có phúc, và được Thầy hứa sẽ xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin vững chắc như đá của ông. Người cũng trao quyền cầm buộc và tháo cởi cho ông (x Mt 16,17-19). Ông còn được  trao sứ mệnh củng cố đức tin cho anh em sau khi trở lại (x. Lc 22,31-32).

Dù còn nhiều khuyết điểm như: bị Thầy nặng lời quở trách vì dám khuyên Thầy đừng chấp nhận đường thập giá (x Mt 16,22-23); Hoặc có lúc bị Thầy trách là kém lòng tin (x Mt 14,31) hoặc trách khi không muốn Thầy rửa chân (x Ga 13,6-8);  trách khi quá tự tin vào sức mình (x Mt 26,33-35). Nhất là đã hèn nhát chối Thầy ba lần, dù được Thầy cảnh báo trước đó (x Mt 26,69-75). Nhưng bù lại ông cũng có lòng yêu mến Thầy hơn mọi người. Lòng mến của Phê-rô thể hiện qua việc dứt khoát bỏ nghề chài lưới bắt cá để theo Thầy làm nghề chài lưới bắt các linh hồn (x Mt 4,18-20). Ông cũng thường được Đức Giê-su hỏi ý kiến như : Có nên nộp thuế Đền thờ không ? (x Mt 17,24-27). Số lần phải tha thứ cho anh em (x Mt 18,21). Ông cũng đại diện anh em để tuyên xưng đức tin và thề quyết trung thành với Thầy đến cùng (x Ga 6,68-69). Ông tỏ ra can đảm khi rút gươm chém tên đầy tớ của thượng tế để bảo vệ Thầy (x Ga 18,10). Ông đi theo Gio-an để theo dõi diễn tiến cảnh Thượng Hội Đồng xét xử Thầy (x Ga 18,15). Trong Tin Mừng hôm nay, khi nghe các phụ nữ báo tin xác Thầy bị mất, Phê-rô cùng Gio-an chạy ra mộ để kiểm chứng thực hư. Trước sự kiện mồ trống, các khăn vải liệm xác vẫn còn, Phê-rô đã tin Thầy đã thực sự sống lại chứ không bị lấy trộm xác (x Ga 20,8-9). Sau đó ông còn được Chúa Phục Sinh hiện ra trước Nhóm Mười Một (x Lc 24,34; 1 Cr 15,5). Khi được Gio-an quả quyết người mặc áo trắng trên bờ hồ là Thầy, Phê-rô đã vội khoác áo vào nhảy xuống biển bơi nhanh vào bờ để gặp Thầy (x Ga 21,7). Ông cũng ba lần tuyên xưng yêu mến Thầy và đã được Thầy trao sứ mệnh chăn dắt chiên con chiên mẹ và đàn chiên là Hội Thánh (x Ga 21,15-17). Lúc cuối đời ông còn chứng tỏ lòng mến đích thật khi sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho thầy (x Ga 21,18-19).

 

4. Giá trị của đức tin và lòng mến:

Chính lòng mến Chúa đã làm cho Ma-ri-a Mác-đa-la ăn năn sám hối tội lỗi, đi ra thăm mộ trước tiên và đã được Chúa Phục Sinh hiện ra trao cho sứ mệnh loan báo Tin mừng Phục Sinh cho các môn đệ. Cũng chính lòng mến đã làm cho Gio-an nhận ra Thầy trước các anh em và thấy được ý nghĩa các sự kiện của mầu nhiệm Phục Sinh. Lòng mến  cũng làm cho ông Phê-rô luôn gắn bó với Thầy, hy sinh mọi sự để theo làm môn đệ của Thầy. Dù có lúc yếu đuối sa ngã phạm tội, nhưng ông đã mau sám hối và được Thầy tín nhiệm trao sứ mệnh trở thành Đá Tảng đức tin, củng cố đức tin cho anh em (x Lc 22,32), và sứ mệnh chăn dắt đàn chiên Hội Thánh.

Đối với các tín hữu chúng ta, lòng mến rất cần để chúng ta khỏi bị thất vọng hay hốt hoảng khi gặp đau khổ thất bại giữa đời thường. Cuộc sống của chúng ta nhiều lúc giống như một ngôi mộ trống rỗng: khi những gì chúng ta yêu quý nhất hoặc những người thân yêu nhất không còn. Bấy giờ chúng ta thường chạy đôn chạy đáo đi tìm người chết trong nước mắt như Ma-ria Mác-đa-la xưa (x Ga 20,11.13). Nhưng cái chết đã không giam hãm được sự sống: Sự sống đã trỗi dậy từ cõi chết; Ánh sáng đã bừng lên từ bóng tối tử thần; Tình yêu đã chiến thắng hận thù và Tin Mừng sẽ được loan báo đi khắp thế gian.

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su Phục Sinh, sự phục sinh của Chúa vừa mời gọi, lại vừa lôi cuốn chúng con hướng tâm hồn lên để nhận ra giá trị tương đối của sắc đẹp, tiền bạc, danh vọng, chức quyền trần gian… hầu noi gương các thánh: sẵn sàng hy sinh tất cả vì yêu Chúa và dám sống chết cho tình yêu, để dấn thân đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, sẵn sàng đón nhận những đau khổ thua thiệt... vì xác tín rằng: “Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”. Amen.

 

GOSPEL (Jn 20:1-9):

On the first day of the week,
Mary of Magdala came to the tomb early in the morning,
while it was still dark,
and saw the stone removed from the tomb.
So she ran and went to Simon Peter
and to the other disciple whom Jesus loved, and told them,
“They have taken the Lord from the tomb,
and we don’t know where they put him.”
So Peter and the other disciple went out and came to the tomb.
They both ran, but the other disciple ran faster than Peter
and arrived at the tomb first;
he bent down and saw the burial cloths there, but did not go in.
When Simon Peter arrived after him,
he went into the tomb and saw the burial cloths there,
and the cloth that had covered his head,
not with the burial cloths but rolled up in a separate place.
Then the other disciple also went in,
the one who had arrived at the tomb first,
and he saw and believed.
For they did not yet understand the Scripture
that he had to rise from the dead.

The Gospel of the Lord

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh

 

Lễ Vọng Phục Sinh - Năm B -

TIN MỪNG: Mc 16,1-8.

“Đức Giêsu Nadarét chịu đóng đinh, đã sống lại.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mác-cô:

Hết ngày Sabbat, bà Maria Mađalêna, bà Maria, mẹ ông Gia-côbê và bà Salômê mua thuốc thơm để đi xức xác Chúa Giêsu. Và từ sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, khi mặt trời hé mọc, các bà đến mồ, họ bảo nhau: “Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mồ cho chúng ta?” Khi đưa mắt nhìn, các bà thấy tảng đá đã được lăn ra bên cạnh. Mà tảng đá đó rất lớn. Các bà đi vào trong mồ, thấy một thanh niên ngồi bên phải, mặc áo dài trắng nên các bà khiếp sợ. Nhưng người đó bảo các bà rằng: “Các bà đừng sợ: Các bà đi tìm Chúa Giêsu Nadarét chịu đóng đinh, nhưng Người đã sống lại, không còn ở đây nữa. Đây là chỗ người ta đã đặt Người. Các bà hãy nói với các môn đệ Người, nhất là với Phêrô rằng: Người đến xứ Galilêa trước các ông. Ở đó các ông sẽ thấy Người như Người đã từng nói trước”. Nhưng các bà chạy ra khỏi mồ trốn đi, run rẩy kinh hồn chẳng dám nói gì với ai vì sợ hãi. 

Đó là Lời Chúa.

 

I. SUY NIỆM:

Hôm nay cùng với Hội Thánh, chúng ta long trọng mừng mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giê-su. Đây là mầu nhiệm quan trọng nhất trong đạo Công Giáo dựa trên những bằng chứng vững chắc và mang lại hiệu quả tốt đẹp trong cuộc sống đức tin của người tín hữu, nhờ đó chúng ta mới có thể chu toàn sứ mệnh làm chứng nhân của Người.

1. Ý nghĩa của mầu nhiệm Phục Sinh:

Đức Ki-tô sống lại, mang đến cho chúng ta niềm hy vọng cùng được sống lại với Người: Khi sống lại Đức Ki-tô đã mở đường cho chúng ta từ cõi chết vào trong cõi sống muôn đời. Từ nay, thập giá không còn là sự nhục nhã, nhưng là dấu hiệu của phục sinh vinh quang. Ánh sáng của Đức Ki-tô đã bừng lên trong đêm tối, và niềm hy vọng thân xác loài người sau này sẽ sống lại không phải là sự hão huyền. Đến ngày tận thế Đức Ki-tô sẽ lại đến phán xét chung nhân loại. Người sẽ cho những ai tin vào Người, thể hiện qua việc yêu thương phục vụ Người hiện thân nơi những người nghèo đói bất hạnh, cũng sẽ được vào trong vinh quang phục sinh với Người.

Người tín hữu cần sống niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh như thế nào? Chết với Chúa Ki-tô là loại trừ con người cũ của chúng ta đang nằm dưới ách thống trị của các thói hư như tham lam, ích kỷ, kiêu căng, ghen ghét, hận thù…. để con người mới được tái sinh trong Chúa Ki-tô được lớn lên. Sống lại với Chúa Ki-tô là mặc lấy Chúa Ki-tô như lời thánh Phao-lô: “Như giữa ban ngày, anh em hãy sống đoan trang tiết độ, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không kình địch ghen tương; nhưng hãy mặc lấy Đức Giê-su Ki-tô và đừng lo tìm thỏa mãn những đam mê xác thịt” (Rm 13, 13-14).

Mặc lấy Chúa Ki-tô là có những tâm tình cao đẹp, cư xử ôn hoà nhân ái như Chúa Ki-tô, biết thứ tha, yêu thương và chân thành phục vụ tha nhân như Chúa Ki-tô. Làm được như thế, chắc chắn chúng ta sau này sẽ được khải hoàn vinh thắng với Chúa Phục Sinh.

 

2. Chu toàn sứ mệnh làm chứng cho Chúa:

Các môn đệ đã chu toàn sứ mệnh làm chứng cho Chúa: Sở dĩ các môn đệ đã có thể làm chứng cho Chúa Giêsu là nhờ được ơn Thần Khí của Người biến đổi: Từ thái độ sợ hãi trốn chạy trở nên can đảm công khai nhận mình là môn đệ Chúa, Từ thái độ hèn nhát phản bội trở nên trung thành can đảm tuyên xưng đức tin, vui mừng chịu đòn vọt tù tội và sẵn lòng chịu chết vì đức tin. Chắc chắn các ngài đã gặp được Chúa Phục Sinh nên lời chứng của các ngài mới đầy xác tín và có sức thuyết phục, đến nỗi các tín hữu đầu tiên đã sẵn lòng dâng của cải mình có làm của chung, chấp nhận cuộc sống chui lủi trốn chạy, sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho niềm tin vào cuộc sống vĩnh hằng đời sau. Người ta sẽ không thể lý giải được sự biến đổi kỳ diệu đó nếu các ngài đã không gặp được Chúa Phục Sinh.

Các tín hữu hôm nay phải làm chứng cho Chúa như thế nào và bằng cách nào?:

- Làm chứng cho Chúa hôm nay không phải chỉ là thuật lại cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa đã xảy ra cách đây hơn 2000 năm, nhưng là minh chứng cho mọi người biết Đức Ki-tô đã chiến thắng thần chết, đã từ cõi chết sống lại mà chính chúng ta đã được gặp Chúa và được Người biến đổi ra sao.

- Làm chứng cho Chúa hôm nay là loan báo Tin Mừng cho những kẻ chưa tin, biểu lộ dung nhan của Người qua lối sống quên mình vị tha và bác ái, sẵn sàng chia sẻ cơm áo cho người nghèo đói và khiêm nhường phục vụ những người bệnh tật, bất hạnh và đang bị bỏ rơi như phục vụ chính Chúa.

- Chúng ta chỉ có thể làm chứng cho Chúa cách hữu hiệu nếu chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Người giống như các môn đệ Chúa xưa. Ngày nay, để được biến đổi giống như các ngài, chúng ta cần năng đến tham dự các buổi học sống Lời Chúa để tìm hiểu ý Chúa, quyết tâm sống theo gương Chúa làm và Lời Chúa dạy. Rồi còn phải năng lãnh nhận các bí tích nhất là dự lễ và rước lễ, chúng ta sẽ được liên kết mật thiết với Chúa, đón nhận được Thần Khí Phục Sinh để chu toàn sứ mệnh làm chứng cho Chúa cách hữu hiệu như Người đã phán: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1, 8).

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su, nhiều lần con liên tiếp gặp phải những điều rủi ro trái ý. Những lúc ấy, con cảm thấy như bị Chúa bỏ rơi. Nhiều lúc con chán nản muốn được chết đi cho xong! Nhưng lạy Chúa. Con biết Chúa cũng đã từng ở vào hoàn cảnh giống như con: Bị môn đồ phản bội chạy trốn và chối bỏ không biết Thầy là ai, bị quân lính đánh đập tàn nhẫn, bị dân chúng đòi Phi-la-tô kết án tử hình thập giá, bị kẻ thù xỉ vả mắng nhiếc trên cây thập giá, cảm thấy như bị Chúa Cha bỏ rơi... Thế mà trong những giờ phút đau thương ấy, Chúa vẫn một lòng phó thác cậy trông, và nhờ quyền năng Thánh Thần, Chúa đã chiến thắng thần chết, đã trỗi dậy khỏi mồ và đã được Chúa Cha tôn vinh, để ban ơn cứu độ cho loài người chúng con. Xin cho chúng con hôm nay biết sẵn sàng chịu đựng đau khổ là vác thập giá do Chúa gởi đến. Nhờ cùng chết với Chúa, chúng con hy vọng sẽ cùng được sống lại với Chúa sau này. Amen.

 

GOSPEL (Mk 16:1-7):

When the sabbath was over, 
Mary Magdalene, Mary, the mother of James, and Salome 
bought spices so that they might go and anoint him.
Very early when the sun had risen,
on the first day of the week, they came to the tomb.
They were saying to one another, 
“Who will roll back the stone for us
from the entrance to the tomb?”
When they looked up,
they saw that the stone had been rolled back;
it was very large.
On entering the tomb they saw a young man
sitting on the right side, clothed in a white robe,
and they were utterly amazed.
He said to them, “Do not be amazed!
You seek Jesus of Nazareth, the crucified.
He has been raised; he is not here.
Behold the place where they laid him.
But go and tell his disciples and Peter, 
‘He is going before you to Galilee; 
there you will see him, as he told you.’”

The Gospel of the Lord

 

Lm. Đan Vinh

 

Thứ 6 Tuần Thánh - Năm B -

TIN MỪNG: Ga 18,1-19,42. 

“Sự Thương Khó Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”

Bài Thương Khó Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, theo Thánh Gio-an:

Sau khi nói những lời đó, Đức Giê-su đi ra cùng với các môn đệ, sang bên kia suối Kít-rôn. Ở đó, có một thửa vườn, Người cùng với các môn đệ đi vào. Giu-đa, kẻ nộp Người, cũng biết nơi này, vì Người thường tụ họp ở đó với các môn đệ. Vậy, Giu-đa tới đó, dẫn một toán quân cùng đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pha-ri-sêu; họ mang theo đèn đuốc và khí giới. Đức Giê-su biết mọi việc sắp xảy đến cho mình, nên tiến ra và hỏi: “Các anh tìm ai?” Họ đáp: “Tìm Giê-su Na-da-rét.” Người nói: “Chính tôi đây.” Giu-đa, kẻ nộp Người, cũng đứng chung với họ. Khi Người vừa nói: “Chính tôi đây”, thì họ lùi lại và ngã xuống đất. Người lại hỏi một lần nữa: “Các anh tìm ai?” Họ đáp: “Tìm Giê-su Na-da-rét.” Đức Giê-su nói: “Tôi đã bảo các anh là chính tôi đây. Vậy, nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi.” Thế là ứng nghiệm lời Đức Giê-su đã nói: “Những người Cha đã ban cho con, con không để mất một ai.” Ông Si-môn Phê-rô có sẵn một thanh gươm, bèn tuốt ra, nhằm người đầy tớ vị thượng tế, mà chém đứt tai phải của y. Người đầy tớ ấy tên là Man-khô. Đức Giê-su nói với ông Phê-rô: “Hãy xỏ gươm vào bao. Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống?” Bấy giờ, toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Do-thái bắt Đức Giê-su và trói Người lại. Trước tiên, họ điệu Đức Giê-su đến ông Kha-nan là nhạc phụ ông Cai-pha. Ông Cai-pha làm thượng tế năm đó. Chính ông này đã đề nghị với người Do-thái là nên để một người chết thay cho dân thì hơn. Ông Si-môn Phê-rô và một môn đệ khác đi theo Đức Giê-su. Người môn đệ này quen biết vị thượng tế, nên cùng với Đức Giê-su vào sân trong của tư dinh vị thượng tế. Còn ông Phê-rô đứng ở phía ngoài, gần cổng. Người môn đệ kia quen biết vị thượng tế ra nói với chị giữ cổng, rồi dẫn ông Phê-rô vào. Người tớ gái giữ cổng nói với ông Phê-rô: “Cả bác nữa, bác không thuộc nhóm môn đệ của người ấy sao?” Ông liền đáp: “Đâu phải.” Vì trời lạnh, các đầy tớ và thuộc hạ đốt than và đứng sưởi ở đó; ông Phê-rô cũng đứng sưởi với họ. Vị thượng tế tra hỏi Đức Giê-su về các môn đệ và giáo huấn của Người. Đức Giê-su trả lời: “Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Đền Thờ, nơi mọi người Do-thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì.” Đức Giê-su vừa dứt lời, thì một tên trong nhóm thuộc hạ đứng đó vả vào mặt Người mà nói: “Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?” Đức Giê-su đáp: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” Ông Kha-nan cho giải Người đến thượng tế Cai-pha, Người vẫn bị trói. Còn ông Si-môn Phê-rô thì vẫn đứng sưởi ở đó. Người ta nói với ông: “Cả bác nữa, bác không thuộc nhóm môn đệ của ông ấy sao?” Ông liền chối: “Đâu phải.” Một trong các đầy tớ của vị thượng tế, có họ với người bị ông Phê-rô chém đứt tai, lên tiếng hỏi: “Tôi đã chẳng thấy bác ở trong vườn với ông ấy sao?” Một lần nữa ông Phê-rô lại chối, và ngay lúc ấy gà liền gáy. Vậy, người Do-thái điệu Đức Giê-su từ nhà ông Cai-pha đến dinh tổng trấn. Lúc đó trời vừa sáng. Nhưng họ không vào dinh kẻo bị nhiễm uế mà không ăn lễ Vượt Qua được. Vì thế, tổng trấn Phi-la-tô ra ngoài gặp họ và hỏi: “Các người tố cáo ông này về tội gì?” Họ đáp: “Nếu ông này không làm điều ác, thì chúng tôi đã chẳng đem nộp cho quan.” Ông Phi-la-tô bảo họ: “Các người cứ đem ông ta đi mà xét xử theo luật của các người.” Người Do-thái đáp: “Chúng tôi không có quyền xử tử ai cả.” Thế là ứng nghiệm lời Đức Giê-su đã nói, khi ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào. Ông Phi-la-tô trở vào dinh, cho gọi Đức Giê-su và nói với Người: “Ông có phải là vua dân Do-thái không?” Đức Giê-su đáp: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?” Ông Phi-la-tô trả lời: “Tôi là người Do-thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?” Đức Giê-su trả lời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này.” Ông Phi-la-tô liền hỏi: “Vậy ông là vua sao?” Đức Giê-su đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” Ông Phi-la-tô nói với Người: “Sự thật là gì?” Nói thế rồi, ông lại ra gặp người Do-thái và bảo họ: “Phần ta, ta không tìm thấy lý do nào để kết tội ông ấy. Theo tục lệ của các người, vào dịp lễ Vượt Qua, ta thường tha một người nào đó cho các người. Vậy các người có muốn ta tha vua dân Do-thái cho các người không?” Họ lại la lên rằng: “Đừng tha nó, nhưng xin tha Ba-ra-ba!” Mà Ba-ra-ba là một tên cướp. Bấy giờ, ông Phi-la-tô truyền đem Đức Giê-su đi và đánh đòn Người. Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ. Họ đến gần và nói: “Kính chào Vua dân Do-thái!”, rồi vả vào mặt Người. Ông Phi-la-tô lại ra ngoài và nói với người Do-thái: “Đây ta dẫn ông ấy ra ngoài cho các người, để các người biết là ta không tìm thấy lý do nào để kết tội ông ấy.” Vậy, Đức Giê-su bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Phi-la-tô nói với họ: “Đây là người!” Khi vừa thấy Đức Giê-su, các thượng tế cùng các thuộc hạ liền kêu lên rằng: “Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá!” Ông Phi-la-tô bảo họ: “Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm thấy lý do để kết tội ông ấy.” Người Do-thái đáp lại: “Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa.” Nghe lời đó, ông Phi-la-tô càng sợ hơn nữa. Ông lại trở vào dinh và nói với Đức Giê-su: “Ông từ đâu mà đến?” Nhưng Đức Giê-su không trả lời. Ông Phi-la-tô mới nói với Người: “Ông không trả lời tôi ư? Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao?” Đức Giê-su đáp lại: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn.” Từ đó, ông Phi-la-tô tìm cách tha Người. Nhưng dân Do-thái kêu lên rằng: “Nếu ngài tha nó, ngài không phải là bạn của Xê-da. Ai xưng mình là vua, thì chống lại Xê-da.” Khi nghe thấy thế, ông Phi-la-tô truyền dẫn Đức Giê-su ra ngoài. Ông đặt Người ngồi trên tòa, ở nơi gọi là Nền Đá, tiếng Híp-ri là Gáp-ba-tha. Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa. Ông Phi-la-tô nói với người Do-thái: “Đây là vua các người!” Họ liền hô lớn: “Đem đi! Đem nó đi! Đóng đinh nó vào thập giá!” Ông Phi-la-tô nói với họ: “Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao?” Các thượng tế đáp: “Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xê-da.” Bấy giờ, ông Phi-la-tô trao Đức Giê-su cho họ đóng đinh vào thập giá. Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Híp-ri là Gôn-gô-tha; tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giê-su thì ở giữa. Ông Phi-la-tô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: “Giê-su Na-da-rét, Vua dân Do-thái.” Trong dân Do-thái, có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Đức Giê-su bị đóng đinh là một địa điểm ở gần thành. Tấm bảng này viết bằng các tiếng: Híp-ri, La-tinh và Hy-lạp. Các thượng tế của người Do-thái nói với ông Phi-la-tô: “Xin ngài đừng viết: “Vua dân Do-thái”, nhưng viết: “Tên này đã nói: Ta là Vua dân Do-thái”.” Ông Phi-la-tô trả lời: “Ta viết sao, cứ để vậy!” Đóng đinh Đức Giê-su vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. Vậy họ nói với nhau: “Đừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được.” Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, cả áo dài, cũng bắt thăm luôn. Đó là những điều lính tráng đã làm. Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. Sau đó, Đức Giê-su biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: “Tôi khát!” Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Đức Giê-su nói: “Thế là đã hoàn tất!” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí. Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su. Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập.37 Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu. Sau đó, ông Giô-xếp, người A-ri-ma-thê, xin ông Phi-la-tô cho phép hạ thi hài Đức Giê-su xuống. Ông Giô-xếp này là một môn đệ theo Đức Giê-su, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do-thái. Ông Phi-la-tô chấp thuận. Vậy, ông Giô-xếp đến hạ thi hài Người xuống. Ông Ni-cô-đê-mô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giê-su ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Đức Giê-su, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do-thái. Nơi Đức Giê-su bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Do-thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giê-su ở đó.

 

I. SUY NIỆM:

Trong bầu khí thánh thiêng của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hôm nay, chúng ta họp nhau trong thánh đường để suy tôn Thánh Giá Chúa Giê-su. Trong nghi thức suy tôn, sau khi nghe Bài Thương Khó, cộng đoàn sẽ long trọng tôn vinh Thập Giá Chúa.

1. Khổ hình Thập Giá và cái chết đau thương của Chúa:

Ngày xưa thập giá chỉ đơn giản là một dụng cụ hành hình ghê sợ mà con người nghĩ ra để hành hạ các tội nhân. Vì thế cái chết thập giá là một bản án khủng khiếp nhất mà người Rô-ma đã dùng để trừng trị những kẻ trộm cướp, bạo loạn và răn đe  những tên nô lệ bỏ trốn. Hình phạt thập giá đáng ghê sợ đến độ người Rô-ma cấm áp dụng cho các tội nhân mang quốc tịch Rô-ma.

Do thù ghét Đức Giê-su tột cùng, nên các đầu mục dân Do thái đã xúi dân chúng làm áp lực để đòi Tổng Trấn Phi-la-tô kết án tử hình thập giá cho Đức Giê-su khi họ đồng thanh la to : “Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá !” (Ga 19,6). Qua đòi hỏi này, không những họ muốn giết Đức Giê-su vì tội lộng ngôn phạm thượng, như họ đã trả lời quan Phi-la-tô: “Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa” (Ga 19,7). Hơn nữa khi đóng đinh Đức Giê-su vào thập giá giữa hai tên cướp (x. Ga 19,18) các đầu mục Do thái cũng muốn nhục mạ Người, xếp Người ngang hàng với bọn đầu trộm đuôi cướp.

 

2. Đức Giê-su: người Tôi Tớ Đau Khổ của Đức Chúa:

Trong ‘bài ca thứ ba” của I-sai-a (50,4-11), có ghi lại những khó khăn, đau khổ, bị chống đối mà người Tôi Tớ của Đức Chúa phải chịu như sau: “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng “ (Is 50,6-7).

Đức Giêsu đã thi hành sứ mạng của người tôi tớ đau khổ của Đức Chúa : Người là  mục tử tốt lành, là Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng (x. Mt 11,29), được trao sứ mạng đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo (x. Lc 4,18). Người cũng là người phục vụ (x. Lc 22,27), sẵn sàng hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x. Mc 10,43), Người đã bị đối xử như một tội phạm (x. Lc 22,37), bị chết treo trên thập giá (x. Mc 14,24), nhưng đã sống lại vinh quang như lời Thánh Kinh (x..Ga 20, 9). Bên cạnh đó, danh hiệu người “Tôi Tớ” sau này đã được các Tông đồ ứng dụng để diễn tả về mầu nhiệm tử nạn của Chúa Giêsu (x. Cv 3,13), Đấng là ánh sáng muôn dân (x. Cv 3,25), là Con Chiên bị sát tế (x. Cv 8,32), các vết thương của Người có sức chữa lành tội nhân (x. 1 Pr 2,21-25).

 

3. Nơi Đức Giê-su: Thập giá đau khổ trở thành Thánh giá vinh quang:

Đức Giê-su không mãi chịu chết treo trên thập giá, nhưng đã được môn đệ mai táng trong mồ và đến ngày thứ ba đã từ cõi chết sống lại. Từ nay Người đã biến khổ hình Thập Giá phải chịu trở thành Thánh Giá cứu độ vinh quang. Người đã tiêu diệt tử thần và trả lại sự sống đời đời cho nhân loại. Vì thế, cái chết thập giá của Chúa Giê-su không phải là sự thất bại, nhưng là sự chiến thắng của quyền năng Thiên Chúa trên ma quỷ tội lỗi và sự chết; Là sự chiến thắng của Tình Thương tha thứ trên sự thù hận chiến tranh.

 

4. Cùng Chúa trải qua đau khổ Thập Giá để vào vinh quang Phục Sinh:

Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta: Đừng sợ hãi, đừng tránh né đau khổ thập giá nhưng hãy đón nhận và tôn vinh thập giá của Chúa Giê-su. Vì chính nhờ Người đã  chịu chết trên thập giá mà loài người chúng ta được ơn giao hoà và trở nên con Thiên Chúa, đồng thời được hưởng ơn cứu độ là hạnh phúc Nước Trời đời đời.

Vì thế, chúng ta hãy năng quỳ dưới chân thánh giá của Chúa Giê-su để suy niệm, lắng nghe lời dạy yêu thương và tha thứ của Người, và xin ơn luôn phó thác và vững lòng cậy trông vào tình thương cứu độ của Người.

Ngày nay một số bạn trẻ Công giáo do không có kiến thức giáo lý, và yếu đức tin nên đã có thái độ coi thường cây Thánh giá của Chúa, coi Thánh Giá chỉ như món đồ trang sức để làm đẹp cho mình; Về phần chúng ta: hãy biết trân trọng Thánh Giá Chúa. Quan tâm đặt Thánh Giá Chúa trên bàn thờ tại nhà thờ hay tư gia để dâng lễ và cầu nguyện. Mỗi lần làm dấu Thánh Giá trước khi cầu nguyện, dùng bữa… là chúng ta hãnh diện tuyên xưng đức tin vào ba mầu nhiệm chính: Một là Một Chúa Ba Ngôi; Hai là Ngôi Hai xuống thế làm người và ba là Ngôi Hai cứu chuộc loài người.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hãy vui vẻ đón nhận những khó khăn trở ngại, các bệnh tật và sự thất bại… như những thập giá Chúa để xảy ra, để biến chúng trở thành Thánh Giá bằng cách cầu nguyện như Chúa Giê-su khi xưa: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Hãy quyết tâm chu toàn các việc bổn phận trong gia đình và ngoài xã hội… Chấp nhận đi con đường hẹp để vào Nước Trời như lời Chúa phán: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy”. (Mt 7,13-14).

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su, xin ban cho mỗi tín hữu chúng con biết yêu mến Thánh giá Chúa bằng thái độ vui vẻ chấp nhận các rủi ro trái ý gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Xin cho chúng con biết bỏ đi cái tôi kiêu ngạo ích kỷ và tội lỗi, sẵn sàng vác thập giá mình hằng ngày, bằng sự chu toàn bổn phận phục vụ Chúa, đang hiện thân nơi những người nghèo đói, bệnh tật và đau khổ bất hạnh…, để chia sẻ tình thương cứu độ của Chúa cho họ. Amen.

 

GOSPEL (Jn 18:1-19:42):

Jesus went out with his disciples across the Kidron valley
to where there was a garden,
into which he and his disciples entered.
Judas his betrayer also knew the place,
because Jesus had often met there with his disciples.
So Judas got a band of soldiers and guards
from the chief priests and the Pharisees
and went there with lanterns, torches, and weapons.
Jesus, knowing everything that was going to happen to him,
went out and said to them, “Whom are you looking for?”
They answered him, “Jesus the Nazorean.”
He said to them, “I AM.”
Judas his betrayer was also with them.
When he said to them, “I AM”
they turned away and fell to the ground.
So he again asked them,
“Whom are you looking for?”
They said, “Jesus the Nazorean.”
Jesus answered,
“I told you that I AM.
So if you are looking for me, let these men go.”
This was to fulfill what he had said,
“I have not lost any of those you gave me.”
Then Simon Peter, who had a sword, drew it,
struck the high priest’s slave, and cut off his right ear.
The slave’s name was Malchus.
Jesus said to Peter,
“Put your sword into its scabbard.
Shall I not drink the cup that the Father gave me?”

So the band of soldiers, the tribune, and the Jewish guards seized Jesus,
bound him, and brought him to Annas first.
He was the father-in-law of Caiaphas,
who was high priest that year.
It was Caiaphas who had counseled the Jews
that it was better that one man should die rather than the people.

Simon Peter and another disciple followed Jesus.
Now the other disciple was known to the high priest,
and he entered the courtyard of the high priest with Jesus.
But Peter stood at the gate outside.
So the other disciple, the acquaintance of the high priest,
went out and spoke to the gatekeeper and brought Peter in.
Then the maid who was the gatekeeper said to Peter,
“You are not one of this man’s disciples, are you?”
He said, “I am not.”
Now the slaves and the guards were standing around a charcoal fire
that they had made, because it was cold,
and were warming themselves.
Peter was also standing there keeping warm.

The high priest questioned Jesus
about his disciples and about his doctrine.
Jesus answered him,
“I have spoken publicly to the world.
I have always taught in a synagogue
or in the temple area where all the Jews gather,
and in secret I have said nothing. Why ask me?
Ask those who heard me what I said to them.
They know what I said.”
When he had said this,
one of the temple guards standing there struck Jesus and said,
“Is this the way you answer the high priest?”
Jesus answered him,
“If I have spoken wrongly, testify to the wrong;
but if I have spoken rightly, why do you strike me?”
Then Annas sent him bound to Caiaphas the high priest.

Now Simon Peter was standing there keeping warm.
And they said to him,
“You are not one of his disciples, are you?”
He denied it and said,
“I am not.”
One of the slaves of the high priest,
a relative of the one whose ear Peter had cut off, said,
“Didn’t I see you in the garden with him?”
Again Peter denied it.
And immediately the cock crowed.

Then they brought Jesus from Caiaphas to the praetorium.
It was morning.
And they themselves did not enter the praetorium,
in order not to be defiled so that they could eat the Passover.
So Pilate came out to them and said,
“What charge do you bring against this man?”
They answered and said to him,
“If he were not a criminal,
we would not have handed him over to you.”
At this, Pilate said to them,
“Take him yourselves, and judge him according to your law.”
The Jews answered him,
“We do not have the right to execute anyone,”
in order that the word of Jesus might be fulfilled
that he said indicating the kind of death he would die.
So Pilate went back into the praetorium
and summoned Jesus and said to him,
“Are you the King of the Jews?”
Jesus answered,
“Do you say this on your own
or have others told you about me?”
Pilate answered,
“I am not a Jew, am I?
Your own nation and the chief priests handed you over to me.
What have you done?”
Jesus answered,
“My kingdom does not belong to this world.
If my kingdom did belong to this world,
my attendants would be fighting
to keep me from being handed over to the Jews.
But as it is, my kingdom is not here.”
So Pilate said to him,
“Then you are a king?”
Jesus answered,
“You say I am a king.
For this I was born and for this I came into the world,
to testify to the truth.
Everyone who belongs to the truth listens to my voice.”
Pilate said to him, “What is truth?”

When he had said this,
he again went out to the Jews and said to them,
“I find no guilt in him.
But you have a custom that I release one prisoner to you at Passover.
Do you want me to release to you the King of the Jews?”
They cried out again,
“Not this one but Barabbas!”
Now Barabbas was a revolutionary.

Then Pilate took Jesus and had him scourged.
And the soldiers wove a crown out of thorns and placed it on his head,
and clothed him in a purple cloak,
and they came to him and said,
“Hail, King of the Jews!”
And they struck him repeatedly.
Once more Pilate went out and said to them,
“Look, I am bringing him out to you,
so that you may know that I find no guilt in him.”
So Jesus came out,
wearing the crown of thorns and the purple cloak.
And he said to them, “Behold, the man!”
When the chief priests and the guards saw him they cried out,
“Crucify him, crucify him!”
Pilate said to them,
“Take him yourselves and crucify him.
I find no guilt in him.”
The Jews answered,
“We have a law, and according to that law he ought to die,
because he made himself the Son of God.”
Now when Pilate heard this statement,
he became even more afraid,
and went back into the praetorium and said to Jesus,
“Where are you from?”
Jesus did not answer him.
So Pilate said to him,
“Do you not speak to me?
Do you not know that I have power to release you
and I have power to crucify you?”
Jesus answered him,
“You would have no power over me
if it had not been given to you from above.
For this reason the one who handed me over to you
has the greater sin.”
Consequently, Pilate tried to release him; but the Jews cried out,
“If you release him, you are not a Friend of Caesar.
Everyone who makes himself a king opposes Caesar.”

When Pilate heard these words he brought Jesus out
and seated him on the judge’s bench
in the place called Stone Pavement, in Hebrew, Gabbatha.
It was preparation day for Passover, and it was about noon.
And he said to the Jews,
“Behold, your king!”
They cried out,
“Take him away, take him away! Crucify him!”
Pilate said to them,
“Shall I crucify your king?”
The chief priests answered,
“We have no king but Caesar.”
Then he handed him over to them to be crucified.

So they took Jesus, and, carrying the cross himself,
he went out to what is called the Place of the Skull,
in Hebrew, Golgotha.
There they crucified him, and with him two others,
one on either side, with Jesus in the middle.
Pilate also had an inscription written and put on the cross.
It read,
“Jesus the Nazorean, the King of the Jews.”
Now many of the Jews read this inscription,
because the place where Jesus was crucified was near the city;
and it was written in Hebrew, Latin, and Greek.
So the chief priests of the Jews said to Pilate,
Do not write “The King of the Jews,”
but that he said, “I am the King of the Jews”
Pilate answered,
“What I have written, I have written.”

When the soldiers had crucified Jesus,
they took his clothes and divided them into four shares,
a share for each soldier.
They also took his tunic, but the tunic was seamless,
woven in one piece from the top down.
So they said to one another,
“Let’s not tear it, but cast lots for it to see whose it will be,”
in order that the passage of Scripture might be fulfilled that says:

They divided my garments among them,
and for my vesture they cast lots.
This is what the soldiers did.
Standing by the cross of Jesus were his mother
and his mother’s sister, Mary the wife of Clopas,
and Mary of Magdala.
When Jesus saw his mother and the disciple there whom he loved
he said to his mother, “Woman, behold, your son.”
Then he said to the disciple,
“Behold, your mother.”
And from that hour the disciple took her into his home.

After this, aware that everything was now finished,
in order that the Scripture might be fulfilled,
Jesus said, “I thirst.”
There was a vessel filled with common wine.
So they put a sponge soaked in wine on a sprig of hyssop
and put it up to his mouth.
When Jesus had taken the wine, he said,
“It is finished.”
And bowing his head, he handed over the spirit.

Here all kneel and pause for a short time.

Now since it was preparation day,
in order that the bodies might not remain on the cross on the sabbath,
for the sabbath day of that week was a solemn one,
the Jews asked Pilate that their legs be broken
and that they be taken down.
So the soldiers came and broke the legs of the first
and then of the other one who was crucified with Jesus.
But when they came to Jesus and saw that he was already dead,
they did not break his legs,
but one soldier thrust his lance into his side,
and immediately blood and water flowed out.
An eyewitness has testified, and his testimony is true;
he knows that he is speaking the truth,
so that you also may come to believe.
For this happened so that the Scripture passage might be fulfilled:
Not a bone of it will be broken.
And again another passage says:
They will look upon him whom they have pierced.

After this, Joseph of Arimathea,
secretly a disciple of Jesus for fear of the Jews,
asked Pilate if he could remove the body of Jesus.
And Pilate permitted it.
So he came and took his body.
Nicodemus, the one who had first come to him at night,
also came bringing a mixture of myrrh and aloes
weighing about one hundred pounds.
They took the body of Jesus
and bound it with burial cloths along with the spices,
according to the Jewish burial custom.
Now in the place where he had been crucified there was a garden,
and in the garden a new tomb, in which no one had yet been buried.
So they laid Jesus there because of the Jewish preparation day;
for the tomb was close by.

 

Lm. Đan Vinh

 

Thứ Năm Tuần Thánh - Năm B -

TIN MỪNG: Ga 13,1-15. 

“Ngài yêu thương họ đến cùng.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gioan:

Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng. Sau bữa ăn tối, ma quỷ gieo vào lòng Giuđa Iscariô, con Simon, ý định nộp Người. Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay mình, và vì Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ Simon Phêrô, ông này thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?” Chúa Giêsu đáp: “Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu”. Phêrô thưa lại: “Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con”. Chúa Giêsu bảo: “Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy”. Phêrô liền thưa: “Vậy xin Thầy hãy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa”. Chúa Giêsu nói: “Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu”. Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: “Không phải tất cả các con đều sạch đâu”. Sau khi đã rửa chân cho các ông, Người mặc áo lại, và khi đã trở về chỗ cũ, Người nói: “Các con có hiểu biết việc Thầy vừa làm cho các con chăng? Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”. 

Đó là Lời Chúa.

 

I. SUY NIỆM:

Tin Mừng Thứ Năm Tuần Thánh hôm nay cho chúng ta thấy tình yêu tột đỉnh của Đức Giê-su qua ba sự kiện như sau:

1. Yêu thương là hiến thân phục vụ cho người mình yêu:

Yêu thương bằng lời nói có thể bị coi là yêu bằng đầu môi chót lưỡi. Yêu thương bằng cử chỉ có thể bị coi chỉ là giả hình bề ngoài. Còn khi yêu thương bằng hành động mới chứng tỏ một tình yêu thực sự.

Vì thế, Đức Giê-su không những dạy các môn đệ yêu thương nhau: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”, mà Người còn đòi các ông phải yêu thương bằng hành động cụ thể noi gương Người làm: cởi bỏ chiếc áo cao quý của thân phận Thiên Chúa đế đeo chiếc khăn thấp hèn của người phàm và cúi mình rửa chân hầu hạ các ông.

Rửa chân xong, Người tiếp tục dạy môn đệ bài học phục vụ: “Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm... Vậy Thầy là “Chúa” là “Thầy” mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau”.

Qua hành động này, Đức Giê-su muốn mỗi tín hữu cũng phải yêu thương bằng hành động rửa chân phục vụ tha nhân. Rửa chân bao gồm những việc như: lắng nghe để cảm thông với nhu cầu của tha nhân, rồi đáp ứng bằng việc chia sẻ cơm áo cho người đói rét, băng bó những vết thương và góp phần chữa lành bệnh nhân liệt giường, an ủi những người đau khổ vì bị áp bức kỳ thị, thăm viếng những cụ già neo đơn bị bỏ rơi trong các nhà dưỡng lão…

 

2. Yêu thương là muốn hiệp nhất với người mình yêu:

Khi yêu thương người ta không những hy sinh phục vụ nhau, mà còn muốn nên một với nhau như có người đã nói: “Mình với ta tuy hai mà một. Ta với mình tuy một mà hai”. Vì thế, Đức Giê-su đã thiết lập bí tích Thánh Thể, để biến tấm bánh trong bữa ăn thành Thân Mình của Người sắp bị nộp và biến chén rượu trở thành Máu thánh Người sắp đổ ra trong cuộc khổ nạn làm của ăn của uống cho các môn đệ hầu ban sự sống muôn đời cho những ai lãnh nhận: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em” (1 Cr 111,24); vì “Ai ăn thịt và uống máu Thầy, thì sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,5a).

 

3. Yêu thương là muốn được ở mãi với người mình yêu:

Đức Giê-su đã hứa trước khi lên trời: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế “ (Mt 28,20). Để có thể ở cùng các môn đệ luôn mãi, Đức Giê-su đã thiết lập bí tích truyền chức thánh để trao ban chức linh mục cộng đoàn cho các tín hữu, và chức linh mục thừa tác cho những người được tuyển chọn: “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).

Khi tham dự thánh lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh hôm nay, ước gì mỗi tín hữu chúng ta hiểu được bài học khiêm tốn phục vụ qua nghi thức rửa chân và cảm nhận được tình thương tột cùng của Chúa qua bí tích Thánh Thể. Xin cho chúng ta sẵn sàng đáp lại tình Chúa yêu thương bằng sự kết hiệp mật thiết với Chúa khi dự lễ rước lễ, rồi sẵn sàng quên mình để phụng sự Chúa và tha nhân, hầu nên chứng nhân cho Chúa trước mặt người đời (x. Cv 1,8).

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho con. Xin Chúa nâng đỡ tính xác thịt vốn yếu hèn của con. Xin cho con được cảm thấy sự an ủi của Chúa, được hưởng nếm sự bình an khi con có Chúa ở với con nhờ bí tích Thánh Thể. Xin cho con biết cám ơn Chúa hằng ngày bằng cả ngày sống của con. Nhờ được kết hiệp với Chúa và được hưởng trọn tình yêu của Chúa, xin cho con biết sống hiệp nhất với tha nhân và chia sẻ tình yêu của con chan hòa đến cho mọi người. Amen.

 

GOSPEL (Jn 13:1-15):

Before the feast of Passover, Jesus knew that his hour had come
to pass from this world to the Father.
He loved his own in the world and he loved them to the end.
The devil had already induced Judas, son of Simon the Iscariot, to hand him over.
So, during supper,
fully aware that the Father had put everything into his power
and that he had come from God and was returning to God,
he rose from supper and took off his outer garments.
He took a towel and tied it around his waist.
Then he poured water into a basin
and began to wash the disciples’ feet
and dry them with the towel around his waist.
He came to Simon Peter, who said to him,
“Master, are you going to wash my feet?”
Jesus answered and said to him,
“What I am doing, you do not understand now,
but you will understand later.”
Peter said to him, “You will never wash my feet.”
Jesus answered him,
“Unless I wash you, you will have no inheritance with me.”
Simon Peter said to him,
“Master, then not only my feet, but my hands and head as well.”
Jesus said to him,
“Whoever has bathed has no need except to have his feet washed,
for he is clean all over;
so you are clean, but not all.”
For he knew who would betray him;
for this reason, he said, “Not all of you are clean.”
So when he had washed their feet
and put his garments back on and reclined at table again,
he said to them, “Do you realize what I have done for you?
You call me ‘teacher’ and ‘master,’  and rightly so, for indeed I am.
If I, therefore, the master and teacher, have washed your feet,
you ought to wash one another’s feet.
I have given you a model to follow,
so that as I have done for you, you should also do.”

The Gospel of the Lord

 

Lm. Đan Vinh

 

CÂU CHUYỆN HÀNG TUẦN

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

LỜI HỨA CUỐI CÙNG 

Có thể nói trình thuật Tin mừng cho ta một cảm xúc khôn tả về sự chăm sóc, bảo vệ của Vị mục tử hết lòng yêu thương, chăm sóc đàn chiên của mình. Chỉ những ai đã từng làm cha làm mẹ, chỉ những ai đã từng trong trọng trách chăm sóc, nuôi nấng, bảo bọc người khác mới có thể hiểu được tấm lòng của vị chủ chăn: “Tôi chính là Mục tử nhân lành, hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên.” (Ga 10, 11)

Có rất nhiều kẻ gian, kẻ ác, những kẻ tham vọng cướp mất linh hồn của con cái Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa của tình yêu thương và cứu độ. Ngài đến với con người, tạo dựng con người với mục đích duy nhất là cho con người được hạnh phúc. Nếu như ai đó sống chỉ để mang hạnh phúc đến cho bạn, nhất định đó phải là người yêu bạn nhất trên thế gian này. Kẻ nói yêu bạn, nhưng rời bỏ bạn, khinh miệt bạn, từ khước bạn, đó chính là kẻ nói dối. Họ chỉ yêu bản thân họ mà thôi. Người thực sự yêu bạn, nhất định không bao giờ khiến cho bạn đau khổ, không bao giờ từ bỏ bạn cho dù bạn có thế nào. Tình yêu chân thật là như vậy. Tình yêu chân thật luôn luôn vĩnh cửu, bởi họ yêu bạn không phải vì bạn là nhưng là chính trái tim họ tha thứ cho bạn, bao dung bạn, yêu thương bạn.

Người ta sợ tuổi già vì có lẽ họ không còn sức khỏe, không còn sắc đẹp, không còn địa vị... nhưng tôi lại thích tuổi già, có lẽ vì tôi trẻ mãi không già chăng. Nhưng sự thật tôi thích tuổi già vì lúc này tôi ít giải thích hơn, ít nói hơn, ít cười hơn mà chỉ lặng thinh và hành động. Bây giờ tôi cảm thấy thích thú những lúc im lặng của Chúa Giêsu. Vì không phải im lặng là không biết, là khinh thường, nhưng người im lặng là người muốn nói nhiều nhất, nhưng họ vẫn chọn cách im lặng, không giải thích. Thay vì giải thích bằng lời, lúc này họ muốn giải thích bằng hành động. Và tự hành động ấy khiến họ thỏa mãn, chứ không cần giải thích để được thấu hiểu. Vì đôi khi, có giải thích cũng có người chả muốn nghe, chả thèm hiểu.

Và tôi thích tuổi già có lẽ bây giờ tôi mới lớn đủ để mà tha thứ, để mà học cách đối đãi với những kẻ ganh ghét minh, hà khắc với mình. Đối đãi không bằng sự trả thù nhưng chính là sự tha thứ và buông bỏ. Lòng tôi không còn biết hận, biết yêu, nhưng đã biết tha thứ. Không phải vì họ xứng đáng cho bằng tôi đã biết thay đổi chính mình. Tôi muốn không phải vì họ mà tôi đánh mất bản thân. Hãy là chính mình, còn tha nhân nếu có thể yêu được thì yêu, không yêu được thì cũng đừng vì họ mà đánh mất bình an, hạnh phúc của mình. Và tôi đã nhận ra, hạnh phúc chính là bình an. Bình an của một tâm hồn không phạm tội. Bình an của một tâm hồn không ganh ghét, không hận thù và tha thứ... Nếu không thể là yêu thương thì cũng hãy là chính mình. Đừng bao giờ đánh mất bản thân vì kẻ ác...

Đúng là cuộc sống, những kẻ ác không ngừng đánh cắp linh hồn ta, khiến ta đánh mất mình và đánh mất Thiên Chúa. Đó không phải là những mục tử tốt lành. Đó cũng không phải là tình yêu chân thật. Bình tĩnh đối diện cuộc sống và hãy là chính mình, tự tin vì luôn có Thiên Chúa yêu thương và tha thứ.

Lạy Chúa, ngày nay có rất nhiều mục tử giả, không phải là Thiên Chúa thật luôn rình rập đánh cắp linh hồn con người. Con cần tỉnh táo để nhận ra đâu chính là Vị mục tử nhân lành của đời mình. Cũng vậy, con cần phải trở nên là vị mục tử nhân lành khi đối diện, tiếp xúc với tha nhân sống quanh con. Là người tốt thật thì không bao giờ muốn điều ác xảy ra cho kẻ khác, cũng chả bao giờ tổn thương họ. Cũng vậy, nếu như con đã nhận ra Thiên Chúa yêu thương, chăm sóc con đến chừng nào, thì con cũng cần phải can đảm từ khước tội lỗi để được bình an đi theo Chúa. Bình an để Ngài đưa con đi đến hết cuộc đời, vời lời hứa sẽ không bao giờ phạm tội...Đó có phải là lời hứa cuối cùng hay không?

 

M. Hoàng Thị Thùy Trang

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

KHÔNG TỔN THƯƠNG KẺ NGÀI YÊU THƯƠNG

Có lẽ chỉ có thể là Thiên Chúa mới có thể làm được những điều mà bài Tin mừng hôm nay thuật lại. Sau cuộc tử nạn, Ngài đã phục sinh và hiện ra cùng các môn đệ, cùng ăn với các ông để củng cố niềm tin: “Đấng Kytô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội.” (Lc 24, 46-47)

Chết và sống lại, đó là tận cùng ao ước của con người. Ai cũng muốn sống và sống hạnh phúc, không ai thích chết. Ngay cả những người tự kết liễu cuộc đời mình cũng không phải vì họ không muốn sống, cho bằng bởi họ quá yêu bản thân mình nên khi gặp chuyện ngoài ý muốn, họ không có khả năng dung hòa mong muốn của bản thân và yêu cầu của cuộc sống để rồi chọn cách kết thúc. Hoặc có những con người hy sinh mạng sống mình vì lợi ích cho người khác, không phải vì họ không yêu quí bản thân, mà ngược lại. Chính vì thấy sự sống là cần thiết nhất, quan trọng nhất nên họ đã hy sinh bản thân cho người khác có cơ hội được sống, được trải nghiệm phần trọng của họ trong cuộc đời.

Tại sao sự sống lại quan trọng như vậy? Chắc hẳn đó không phải tại vì được ăn, được mặc, được hưởng thụ. Nhưng sống là để làm người, là sống kiếp con người, là chia sẻ cảm nghiệm làm người với mọi người, là được cùng nhau học tâp, vui chơi, và làm việc.. là cùng nhau trải qua mọi cung bậc cảm xúc của cuộc sống: buồn vui, hạnh phúc, đau khổ, bệnh tật, hoạn nạn và chết chóc... Và sống là để được làm con Chúa.

Chỉ có con người mới được tự do hưởng nếm mùi vị cuộc sống như vậy. Đó là ân huệ Thiên Chúa ban. Ân huệ ấy ban đầu rất đẹp và hoàn hảo, nhưng cũng vì hai tiếng “tự do” mà con người đã đánh mất ân huệ Thiên Chúa ban tặng, để rồi phải đau khổ và phải chết.

Có lẽ không ít những người oán trách tổ tông xưa kia, sao nghe lời xúi giục của ma quỉ mà đánh mất ân huệ Thiên Chúa, nhưng nhìn lại bản thân. Ngày nay khi tôi đang sống trên kinh nghiệm của tổ tông vậy mà tôi vẫn lạm dụng tự do và phạm tội. Tôi cũng có khác hơn gì các ngài đâu. Thế nên, đừng đổ thừa tại ai, ai cũng thực sự là tội nhân mà.

Thôi bỏ đi, không bàn về chuyện xưa việc cũ, mà hãy nói chuyện của ngày hôm nay. Khi tôi đang sống mầu nhiệm phục sinh, khi tôi đã xác tín việc Con Thiên Chúa đã chết và sống lại vì yêu tôi. Vậy thì thái độ sống của tôi thế nào, tôi có vui và hạnh phúc vì đã có người yêu tôi đến nỗi hy sinh mạng sống để cho tôi được sống không? Nếu như tôi nói rằng tôi sợ chết, tôi muốn sống mãi, đã có người hy sinh cho tôi điều tôi ao ước đó, thì khi lãnh nhận tôi vẫn không vui vẻ và hạnh phúc là vì sao?

Thiên Chúa cũng chỉ muốn cho tôi hạnh phúc, đó chính là bản chất của tình yêu. Khi yêu ai, người ta chỉ mong muốn một điều duy nhất cho người mình yêu đó chính là hạnh phúc. Tình yêu chân thật là hy sinh cảm xúc của trái tim mình để cho trái tim người mình yêu thương hạnh phúc. Vì họ biết rất rõ cảm giác đau khổ khi bị tổn thương là thế nào. Tình yêu chân thật thì thà khiến mình đau chứ không khiến người khác đau. Ai nói yêu bạn, mà còn khiến cho bạn đau khổ chính là kẻ nói dối, họ chỉ yêu chính bản thân họ mà thôi.

Có đôi khi chúng ta không hiểu thánh ý Thiên Chúa, chúng ta quay ra oan trách Ngài. Thế nhưng, con người thì có thể không có, riêng Thiên Chúa, Ngài luôn luôn yêu thương và tha thứ cho con người. Ngài quyền năng và sức mạnh, Ngài có thể làm được vô vàn điều kì diệu cho người Ngài yêu thương. Quan trọng là chúng ta, có dám tin không?

Lạy Chúa, có lẽ con không dám tin Chúa, con không dám tin Ngài yêu con và tha thứ cho con. Đơn giản có lẽ Ngài là Thiên Chúa thinh lặng. Trong thinh lặng và suy niệm mà khám phá sự hiện diện cũng như tình yêu Thiên Chúa trong cuộc đời mình không phải là điều kỳ diệu lắm hay sao? Thôi thì, xin Ngài, cúi xin Ngài ban thêm niềm tin cho con. Xin cho con sức mạnh của sự chờ đợi, không phải chờ đợi điều diệu kỳ Chúa làm phép lạ cho con, cho bằng chờ đợi con mỗi ngày khám phá và vững tin vào tình yêu của Thiên Chúa phục sinh và cố gắng sống chứng nhân tình yêu ấy giữa lòng trần thế. Chỉ cần con hiểu, cũng như con mong muốn, Ngài không bao giờ tổn thương kẻ Ngài yêu thương...

 

M. Hoàng Thị Thùy Trang

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

MỖI NGÀY MỘT NIỀM VUI 

Mỗi khi đọc kinh Kính Mừng, chúng ta lặp lại lời sứ thần Gabriel chào Ðức Maria khi mở đầu cuộc truyền tin: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà. Mừng vui lên hỡi Ðấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Bà”. Ðây chính là lời chúc phúc có ý nghĩa nhất và cũng là lời chúc phúc có giá trị nhất của con người.

Quả thế, không có mối phúc nào lớn hơn mối phúc của người được Thiên Chúa ở cùng, của người được Thiên Chúa chọn làm Mẹ của Con Thiên Chúa. Theo sau lời chúc phúc cũng là lời loan báo cho Ðức Maria biết tình trạng ân sủng tuyệt vời của Mẹ. Sứ thần cho Mẹ biết là Mẹ sẽ thụ thai Con Thiên Chúa. Ðây quả là một tin hết sức trọng đại khiến Mẹ phải bối rối. Hơn nữa, Mẹ sẽ thụ thai thế nào đây khi mà Mẹ chưa hề chung chăn gối với ai. Thắc mắc của Ðức Maria được sứ thần giải đáp bằng một câu trả lời đầy thuyết phục, một cách tuyệt đối nhân danh quyền năng của Ðấng Tối Cao, kèm theo là một chứng cớ cụ thể đang xảy ra cho người chị họ của Mẹ. Ðối chiếu với các câu Thiên Chúa trả lời cho tổ phụ Abraham, cho ông Môsê hay cho thánh Giuse, chúng ta thấy Thiên Chúa rất tế nhị khi giao tiếp với từng đối tượng để giải đáp thắc mắc của người thiếu nữ. Người đã chọn cách trả lời giản dị mà có hiệu quả nhất. Câu trả lời này mang lại cho Ðức Maria sự bình an sâu thẳm. Mẹ đã sẵn sàng lãnh nhận sứ mạng cao cả mà Thiên Chúa trao phó cho Mẹ. Mẹ đã tiếp nhận được điều chính yếu trong sứ điệp Truyền Tin, Mẹ đã tin tưởng tuyệt đối vào sứ điệp đó và Mẹ sẽ cống hiến hết mình cho điều mình xác tín.

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta cũng được Thiên Chúa gởi sứ điệp có liên quan đến công cuộc cứu độ của Người. Trong cái đại dương thông tin mênh mông đang ùa tới với chúng ta mỗi ngày, Thiên Chúa vẫn không ngừng nói với chúng ta bằng tiếng nói của con người hôm nay, cung cách giao tiếp của Thiên Chúa vẫn luôn tế nhị, thích ứng với từng đối tượng mà Người muốn ngỏ lời. Nếu chịu khó lắng nghe, chúng ta sẽ thấy sứ điệp mà Thiên Chúa gửi đến cho mình cũng có những nét tương tự như sứ điệp Truyền Tin cho Ðức Maria.

Thay cho lời chào của sứ thần, chúng ta có thể cảm thấy có một cái gì đó lay động linh hồn chúng ta và tạo cho chúng ta một cảm giác thiêng liêng huyền nhiệm. Trước cảm giác linh thiêng này, có thể chúng ta sẽ bối rối xao xuyến vì không biết chuyện gì đang xảy ra cho tâm hồn mình, chúng ta có thể lờ đi không lưu tâm đến nó nữa. Và trong trường hợp này, chúng ta sẽ không nhận được phần tiếp theo của sứ điệp. Nhưng nếu chúng ta để ý lắng nghe, chúng ta sẽ nhận được những sứ mạng mà Thiên Chúa muốn trao cho chúng ta. Ða số các sứ mạng này là những công việc bình lặng trong cuộc sống thường ngày với mục đích đem ơn cứu độ đến cho những người khác. Nhưng cũng có lúc đó là những công việc có tầm ảnh hưởng lớn hơn, khó thực hiện hơn và đôi khi vượt quá khả năng của chúng ta. Những lúc ấy, chúng ta sẽ cảm thấy e ngại vì không biết mình sẽ làm sao để thực hiện lời Thiên Chúa gợi ý. Nhưng nếu chúng ta tin tưởng và tiếp tục đối thoại với Thiên Chúa, thì Người sẽ đưa ra cho chúng ta lời giải đáp, và có thể Người sẽ đưa ra cho chúng ta một vài bằng chứng cụ thể để củng cố lòng tin của chúng ta. Ðến đây, Thiên Chúa chờ đợi lời thưa “Xin Vâng” của chúng ta như Người đã chờ đợi lời thưa “Xin Vâng” của Mẹ Maria ngày xưa.

Lạy Mẹ Maria, có những lúc con đã nghe được tiếng Chúa gọi gợi ý cho biết những công việc phải làm, nhưng khi nhìn lại bản thân, con thấy mình chỉ là một con người bé nhỏ, bình thường như bao nhiêu người khác, vì thế, con ngần ngại không dám tiến thân. Hôm nay, khi về biến cố Truyền Tin, con hiểu ra rằng đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được, cũng không có gì là bé nhỏ tầm thường vô giá trị. Xin Mẹ giúp con từ nay biết lắng nghe và thực hiện ý Chúa với tâm tình đơn sơ phó thác như Mẹ ngày xưa.

 

Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

NGƯỜI ĐÀN ÔNG BƯỚC RA TỪ TRANG SÁCH 

Dường như không khí của ngày Chúa nhật phục sinh vẫn còn vang vọng đâu đây trong tâm hồn mỗi người chúng ta, khi niềm vui Chúa Giêsu chiến thắng tử thần trỗi dậy từ cõi chết cách hiển vinh, oanh liệt. Điều không một phàm nhân, thánh nhân nào có thể thực hiện được nếu như không có ơn của Thiên Chúa. Đây cũng chính là niềm vui, niềm hy vọng của chúng ta. Chúng ta đặt niềm tin vào một Thiên Chúa có thật, quyền năng thật chứ không phải là một Thiên Chúa hão huyền. Quyền năng và sức mạnh của Ngài thể hiện theo như ý Ngài muốn chứ không phải theo ý của người phàm.

Có lẽ những ai trực tiếp liên quan đến cuộc tử nạn của Chúa Giêsu sẽ không khỏi bàng hoàng trước cái chết và sống lại của Ngài. Bởi đó là điều mà không một ai trên thế gian này có thể tự mình thủ đắc được. Con người phải đau khổ và phải chết, đó cũng chính là hậu quả của tội, của việc lạm dụng tự do Thiên Chúa ban mà sống phản nghịch với Ngài. Thế nhưng, Thiên Chúa đã cứu chuộc lỗi lầm ấy bằng chính cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu để chúng ta thấy rằng niềm tin mà chúng ta đặt vào Thiên Chúa là niềm tin có thật, không phải ảo tưởng.

Nói thì rất dễ nhưng sống niềm tin mới khó. Chúng ta phải sống thế nào với niềm vui phục sinh. Nếu như niềm tin của ta đặt vào Ngài đã là chân lý, thì làm sao chúng ta còn băn khoăn và hoài nghi? Tại sao chúng ta còn than van, oán trách? Cũng như các tông đồ xưa, niềm tin của chúng ta rất mỏng manh và yếu ớt mà tội lỗi lại dày đặc và đông cứng. Đơn giản vì chúng ta chỉ là tội nhân. Con người luôn có xu hướng hướng về điều xấu, tại bởi vì điều xấu thì tự do, điều tốt thì phải hy sinh. Không ai có thể tự mình làm điều tốt nếu như họ không hy sinh, không luyện tập. Nói vậy, ai có khả năng bẩm sinh làm điều tốt thì người ấy chỉ có thể là thánh nhân.

Cái gì cũng vậy, thói quen ích kỉ thì sinh ra điều xấu. Thói quen tốt thì sinh ra nhân đức. Tất cả chỉ là thói quen luyện tập mà thôi. Nếu vậy, để có thể sống được niềm vui phục sinh, tiên vàn chúng ta phải tập luyện. Tập luyện niềm tin vào Thiên Chúa đã khó, luyện tập niềm tin và sống niềm tin vào Thiên Chúa phục sinh càng khó hơn. Nếu như bạn bảo rằng bạn tin vào sự chết và sống lại của Chúa thì làm sao bạn còn quá lệ thuộc vào sự sống cái chết trong cuộc đời này. Thôi thì không sống làm người nữa thì chết cũng làm con Chúa, có làm sao đâu mà phải tiếc nuối, lo sợ? Có lẽ chúng ta sợ sự sống ngày sau vì chúng ta không tự tin vào chính mình. Chúng ta sợ cái hậu quả của tội ngày nay ta phải trả giá ngày sau ra sao. Hoặc chúng ta dư biết mình không xứng đáng có được phần phúc ngày sau bởi lỗi lầm bản thân. Thế nhưng, có ai là không tội? Cũng chả có ai có thể tự cứu độ mình ngoại trừ Thiên Chúa là Đấng vô tội. Thế nên, thay vì lo lắng, sợ hãi thì hãy tin tưởng, phó thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa và cố gắng sống đẹp lòng Ngài. Hãy cứ sống cố gắng hết mình, còn chuyện thưởng phạt nó không thuộc ước muốn và khả năng của ta, mà hoàn toàn tùy thuộc vào lòng thương xót của Thiên Chúa.

Thú thực, tôi chưa bao giờ sống mầu nhiệm phục sinh đúng nghĩa nhất. Không phải vì tôi không tin Ngài đã sống lại, cho bằng tôi không dám tin. Tôi không dám tin Thiên Chúa yêu tôi và tha thứ cho tôi. Tôi cũng không quảng đại đủ để sống hết mình với Ngài. Tôi là kẻ nửa vời, nói yêu mà không dám sống chứng nhân tình yêu đó. Vì tôi hèn nhát, vì tôi ích kỉ, vì tôi nhỏ nhen...

Nực cười, tôi là kẻ tội lỗi, lại luôn mong cho cuộc đời mình gặp được những điều may mắn, những người tốt lành. Tôi quên đi rằng nếu muốn được yêu thương bất tử thì mình hãy là kẻ yêu thương bất tử. Nếu muốn được yêu thương nhưng không, thì chính mình hãy là kẻ yêu nhưng không. Tôi chỉ có thói quen đòi hỏi mà không có khả năng hy sinh. Tôi chỉ có thói quen nhận mà không có thói quen cho. Chỉ bởi vì tôi là kẻ tội lỗi.

Thánh tông đồ Tôma hôm nay, như bao người, Ngài chưa được khai sáng kinh nghiệm với Thiên Chúa phục sinh. Niềm tin của Ngài còn đang hạn hẹp trong lý trí của một phàm nhân, đòi hỏi và ra điều kiện. Chúa Giêsu đã ban cho Ngài một đặc ân được tận mắt, tận tay cảm nghiệm thân xác chịu đóng đinh của Ngài. Và trong thời gian được ân ban ân sủng đó, ngài đã thốt lên với cả trái tim và linh hồn mình: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con.” (Ga 20, 28)

Lúc này, Thiên Chúa mà ngài được sờ chạm ấy, là một Thiên Chúa được cảm nghiệm bằng chính ngôi vị của mình, không phải là một Thiên Chúa theo lời kể của người khác. Và quả thật ông là người diễm phúc. Thế nhưng, Chúa Giêsu lại khẳng định: “Phúc cho những ai đã không thấy mà tin.” ( Ga 20, 29)

Lạy Chúa, từ tấm bé con đã có một ao ước lạ thường. Con ao ước có một người đàn ông bước ra từ những trang sách, những câu chuyện cổ tích: tài giỏi, quyền năng để có thể bảo vệ con khỏi mọi bất ổn của cuộc sống. Nhưng thời gian trôi qua, đã hết một đời người, con mới khám phá ra rằng, chả có một người đàn ông nào, hay đúng hơn, chả có một con người nào có thể bước ra từ trang sách ngoại trừ Thiên Chúa. Ngài chính là người thật, là Thiên Chúa thật, đã bước ra từ trang sách để cứu độ con người không phải theo cách mà truyện cổ xưa đã làm, cho bằng Ngài đã đến để dạy họ cách bước vào Nước trời từ chính trang sách đời mình. Cho dù trang sách đời con có nhoen nhơ, tội lỗi, nhàu bẩn và úa vàng, cũng không quan trọng bằng tình yêu, quyền năng và sức mạnh của Thiên Chúa, Ngài sẽ cứu độ con, sẽ đưa con vào sử sách Nước trời bằng chính cuộc đời con... Thế nên, đừng hoài nghi và chờ đợi nữa, Thiên Chúa đã bước ra từ trang sách đến với con...

 

M. Hoàng Thị Thùy Trang

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

TÌNH YÊU KẺ BIẾN THÁI

Có lẽ trong chúng ta kẻ ít người nhiều, đều đã trải qua cảm xúc của những ngày tam nhật thánh. Nơi đây mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu được tái hiện, nhắc nhớ cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến dường nào. Có lẽ mỗi người đều tìm cho mình một bài học để ghi nhớ. Nhưng không bài học nào đáng quí cho bằng bài học vững tin vào tình yêu và ơn cứu độ mà Thiên Chúa dành cho mình.

Ai cũng là tội nhân, ai cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc tử nạn của Chúa, Ngài chết không bởi lỗi của riêng ai, mà là lỗi của tất cả chúng ta. Thế nên lúc này không phải là lúc phán xét, kết án tội của người này, tội của kẻ khác nhưng chính là giây phút nhìn lại chính mình. Tôi chính là lý do khiến Ngài tử nạn, tôi cũng chính là lý do khiến Ngài sống lại, cũng chỉ bởi Ngài yêu tôi và cứu độ tôi.

Dù sống dù chết cũng là vì tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Nhưng nếu yêu chỉ để chết đi thì niềm tin vào ơn cứu độ xem chừng bế tắc và tuyệt vọng. Tuy nhiên, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của tình yêu, quyền năng và sức mạnh. Ngài không yêu để mà bế tắc, nhưng là giải thoát, là đưa con người đến một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc hơn.

Nói vậy, chúng ta chắc chắn có một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc bất diệt. Chúng ta không phải sinh ra để đau khổ, để bệnh tật, để chết chóc. Chúng ta được sinh ra là để hạnh phúc. Nhưng cái hạnh phúc ban đầu đã bị đánh cắp bởi yếu đuối, bất tuân lệnh Thiên Chúa. Khi tự do tuyệt đối của Thiên Chúa được ban cho con người, để họ sống đúng với phẩm giá của mình, thì con người đã lạm dụng tự do đó để trở thành tội nhân. Đó không phải là lỗi của Thiên Chúa, mà đó chính là lỗi của con người. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã không bao giờ bỏ mặc họ, đơn giản vì Ngài yêu thương họ, đơn giản vì Ngài tạo dựng nên họ, nên Thiên Chúa đã quyết định cứu độ con người bằng hy sinh chính Con Một của mình. Con Một Thiên Chúa đã quyết định vâng lời Chúa Cha để chịu tử nạn, cứu độ con người.

Được Thiên Chúa yêu thương và cứu độ. Tin Thiên Chúa yêu thương và cứu độ, đó là một đặc ân, không phải ai ai cũng có thể dễ dàng tin vào Đấng mà họ không thấy. Đức tin tiên vàn là một ân huệ nhưng không Thiên Chúa ban cùng với sự đáp trả quảng đại của con người. Hãy quảng đại tin tưởng tuyệt đối vào tình thương của Thiên Chúa, Ngài sẽ hành động trên chính cuộc đời chúng ta.

Có lẽ tôi đã trải qua những giây đoạn thăng trầm của sự thử thách đức tin. Tôi đã trưởng thành hơn trong cảm nghiệm tình yêu với Thiên Chúa và tha nhân. Tôi yêu Ngài đến độ thân thiết như hơi thở. Tôi không phải là thánh nhân, để có thể yêu Ngài không phạm tội, đơn giản vì tôi chỉ là một phàm nhân yếu đuối, mỏng dòn, nhưng tình yêu tôi dành cho Ngài là có thật, không gì thay đổi được, không ai thay đổi được. Tôi cảm thấy mình thật diễm phúc khi được sinh ra trong một gia đình công giáo. Tôi được nhận biết Thiên Chúa từ tấm bé, và tình yêu ấy nuôi dưỡng tôi lớn lên từng ngày. Có những cơn thử thách đức tin, tôi như chả còn chút cảm nghiệm tình thân nào với Ngài. Nhưng những giai đoạn khô khan ấy cũng qua đi, và thời gian không thể nào cướp đi tình yêu ấy. Tình yêu trường tồn là có thật. Và tình yêu chân thật thì không bao giờ và không thể nào mất đi.

Tuy biết mình là một tội nhân, nhưng tôi yêu Ngài với chính bản thân tôi, không phải bởi một điều gì khác. Cho dù tôi là tội nhân, tôi vẫn yêu Ngài, vì trái tim tôi, lý trí tôi bảo tôi yêu. Cho dù tôi biết Ngài là Đấng thánh, nhưng tôi vẫn yêu Ngài vì đơn giản trái tim tôi bảo tôi yêu. Cho dù Ngài là Thiên Chúa nhưng Ngài vẫn yêu tôi, một kẻ phàm nhân tội lỗi. Ngài yêu tôi vì chính tôi chứ không phải vì một điều gì khác.

Lạy Chúa, thánh tông đồ hôm nay khi chứng kiến sự kiện mộ trống: “Ông đã thấy và ông tin.” (Ga 20, 8) Xin giúp con, chỉ cần nhìn thấy tình yêu Thiên Chúa dành cho cuộc đời mình mà vững tin rằng Ngài mãi mãi yêu con cho dù con có là tội nhân biến thái đến dường nào, thì trong trái tim Ngài vẫn luôn có tình yêu dành cho con... Chưa bao giờ Ngài có ý định bỏ rơi con, từ khước con. Thế nên, hãy giúp con xác tín và yêu...

 

M. Hoàng Thị Thùy Trang

 

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

ĐỨC KITÔ ĐÃ SỐNG LẠI TỪ CÕI CHẾT

Cùng với toàn thể Giáo Hội, hôm nay, cộng đoàn chúng ta hân hoan mừng lễ Vọng Chúa Phục Sinh. Đó là niềm vui mừng và hoan lạc không chỉ cho chúng ta là những người có niềm tin, mà còn cho toàn thể nhân loại. Quả vậy, như lời Thánh Phaolô đã nói: “Nếu Chúa Kitô không sống lại, thì niềm tin của chúng ta trở nên vô ích. Và chúng ta là người dại dột hơn ai hết vì chúng ta tin vào một chuyện hão huyền”. Thế nhưng, sự thật là Đức Kitô đã sống lại từ trong kẻ chết.

Lời Chúa cho chúng ta nhìn sự kiện Chúa Giêsu phục sinh như một cuộc tạo thành mới. Bài trích sách Sáng Thế kể về trình thuật Thiên Chúa tạo dựng trời đất muôn vật mà trung tâm điểm là con người.

Với công trình tạo dựng ấy, Thiên Chúa thấy mọi sự đều tốt đẹp. Thế nhưng, tình trạng tốt đẹp đó đã bị phá hỏng bởi ông bà Nguyên Tổ đã nghe theo lời ma quỷ mà phạm tội bất tuân, chống lại Thiên Chúa. Tội lỗi ban đầu đó đã khiến cho đau khổ và sự chết tràn vào thế gian. Ảnh hưởng của tội lỗi, không chỉ trên sự sống của con người, mà còn trên muôn loài, muôn vật. Như lời Thánh Phaolô: “Cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở” (Rm 8,22). 

Nhưng nhờ sự chết và sống lại của Đức Kitô, mà muôn loài được giải thoát khỏi vòng tội lỗi và sự chết. Không chỉ có thế, sự Phục sinh của Đức Kitô, còn mang đến cho nhân loại sự sống mới sung mãn hơn, tràn đầy hơn sự sống mà nhân loại đã có thuở ban đầu. Vậy nên, chúng ta mới hiểu được lý do tại sao trong đêm Vọng Phục Sinh này Giáo Hội lại ca lên: “Ôi ! tội A-dong thật là cần thiết, tội đã được tẩy xóa nhờ cái chết của Chúa Kitô. Ôi! tội hồng phúc, vì đã cho chúng ta Đấng Cứu Chuộc cao sang”. (x.Exsultet).

Đau khổ, thập giá, vốn là một sự sỉ nhục, nên không ai trong chúng ta thích đau khổ, và đặc biệt, không ai trong chúng ta muốn nói đến sự chết. Thế nên, đau khổ sẽ mãi là một mầu nhiệm, mãi là một câu hỏi lớn của con người ở mọi thời đại, nếu những đau khổ đó không được giải đáp bằng sự Phục Sinh của Đức Kitô.

Nhưng, Chúa Kitô đã sống lại thật rồi. Ngài đã đem theo những đau khổ của loài người qua bên kia bờ tuyệt vọng. Ngài đã làm cho những quằn quại đau thương của con người có một ý nghĩa mới. Nỗi đau đó, không trở nên vô ích, nhưng là nỗi đau của người mẹ đang sinh con, nỗi đau sẽ phát sinh sự sống mới, một niềm vui mới. Chúa Kitô đã làm cho cuộc sống trần gian không còn là một ảo tưởng, nhưng là một phản ảnh và là con đường đưa tới cuộc sống vĩnh cửu.

Quả vậy, Đức Kitô chính là Trưởng Tử giữa một đàn em đông đúc là toàn thể nhân loại chúng ta. Ngài đã sống lại và đi vào cõi vinh quang bất diệt. Ngài đã mở đường cho chúng ta từ cõi chết dẫn vào trong cõi sống muôn đời. Từ nay, thập giá không còn là dấu hiệu của nhục nhã, nhưng là dấu hiệu của vinh quang. Chúa Kitô đã sống lại, cái chết của con người không còn là đường cùng hay ngõ cụt, vì ánh sáng của Chúa Kitô đã bừng lên trong đêm tối, đã chiếu sáng ở cuối con đường hầm. Chúa Kitô đã sống lại, niềm hy vọng Phục Sinh của thân xác chúng ta không phải là hão huyền, vì Ngài đang ngự bên hữu Thiên Chúa, Ngài đang điều khiển dòng lịch sử và khi Ngài xuất hiện trong vinh quang, thì chúng ta cũng được xuất hiện trong vinh quang cùng với Ngài.

Chúa Kitô đã Phục Sinh, Ngài đang sống trong vinh quang của Chúa Cha. Niềm tin đó, giúp chúng ta đón nhận cuộc đời, kể cả đau khổ và cái chết, một cách tích cực, chủ động và vui tươi. Đau khổ, đối với chúng ta, không còn là điều phi lý nữa, bởi vì thập giá đã được đưa vào vinh quang Phục Sinh. Cuộc sống này, không còn gì là tuyệt đối bi đát, tuyệt đối hư hỏng, vì từ cái chết, Thiên Chúa đã làm phát sinh sự sống trong Chúa Kitô. Nếu chúng ta đã tin vào sự Phục Sinh, vào chiến thắng chung quyết của Chúa Kitô, thì chúng ta sẽ không còn lo âu buồn phiền, không còn sống ích kỷ hẹp hòi, mà dám từ bỏ, hy sinh, xả thân vì sự sống và hạnh phúc của mọi người. Sự Phục Sinh của Đức Kitô không chỉ hướng tới ngày mai, hướng tới sự sống bên kia thế giới, hay hướng tới thiên đàng đã được hứa ban, nhưng còn hướng chúng ta tới cuộc sống hiện tại, tức là hôm nay và ngay lúc này.

Làm chứng cho Chúa hôm nay không phải chỉ là thuật lại cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa đã xảy ra cách đây hơn 2000 năm, nhưng là minh chứng cho mọi người biết Đức Ki-tô đã chiến thắng thần chết, đã từ cõi chết sống lại mà chính chúng ta đã được gặp Chúa và được Người biến đổi ra sao. 

Làm chứng cho Chúa hôm nay là loan báo Tin Mừng cho những kẻ chưa tin, biểu lộ dung nhan của Người qua lối sống quên mình vị tha và bác ái, sẵn sàng chia sẻ cơm áo cho người nghèo đói và khiêm nhường phục vụ những người bệnh tật, bất hạnh và đang bị bỏ rơi như phục vụ chính Chúa.

Chúng ta chỉ có thể làm chứng cho Chúa cách hữu hiệu nếu chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Người giống như các môn đệ Chúa xưa. Ngày nay, để được biến đổi giống như các ngài, chúng ta cần năng đến tham dự các buổi học sống Lời Chúa để tìm hiểu ý Chúa, quyết tâm sống theo gương Chúa làm và Lời Chúa dạy. Rồi còn phải năng lãnh nhận các bí tích nhất là dự lễ và rước lễ, chúng ta sẽ được liên kết mật thiết với Chúa, đón nhận được Thần Khí Phục Sinh để chu toàn sứ mệnh làm chứng cho Chúa cách hữu hiệu như Người đã phán: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8). 

Đấng Phục Sinh như một vầng sáng bừng lên giữa nơi mồ tối. Nghi thức làm phép lửa mới chiếm vị trí quan trọng mở đầu buổi canh thức. Ánh sáng bừng lên trong đêm tối. Ánh sáng chan hòa sưởi ấm con người và cuộc sống nhân gian. Ánh sáng chính là Đức Giêsu Kitô, như Người đã xác quyết: “Tôi là ánh sáng thế gian, ai theo Tôi sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống” (Ga 8,12). Khởi đi từ ánh lửa bừng lên trong đêm tối, phụng vụ đêm nay kết thúc trong niềm vui chan hòa, vì “Đức Kitô một khi từ cõi chết sống lại, Người không chết nữa, sự chết không còn làm chủ được Người nữa” (Rm 6,9).

“Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” (Lc 24,26). Chúa Giêsu đã qua thập giá mà tiến tới phục sinh. Những ai muốn phục sinh với Chúa, cũng cần phải trải qua thập giá. Mùa Chay là mùa sám hối, là mùa chết đi cho tội để được phục sinh với Chúa. Nấm mộ là nơi vùi chôn những lỗi lầm của thời dĩ vãng. Nấm mộ là nơi chấm hết của nếp sống cũ với những yếu đuối khuyết điểm, đồng thời là nơi khởi đầu một cuộc sống mới được ánh sáng của Đấng Phục Sinh chiếu soi.

Khi mừng lễ Phục Sinh, mỗi chúng ta cần để cho ánh sáng của Chúa Giêsu sống lại chiếu sáng. Đấng Phục sinh vẫn đang hiện diện giữa chúng ta. Người hiện diện để chúc lành và nâng đỡ chúng ta trong mọi nẻo đường của hành trình con người.

 

Huệ Minh

 

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

TÌNH YÊU THẬP GIÁ 

Tâm điểm của Tuần Thánh chính là Thập giá, nơi Đức Kitô bị đóng đinh, chịu treo và chết vì tội lỗi của mỗi người chúng ta.

Hình ảnh thập giá luôn cho ta một trải nghiệm đau đớn, một cảm giác ghê rợn và một cái nhìn về sự thất bại. Nhưng không! Thập giá Đức Kitô thì hoàn toàn khác. Đó là đỉnh cao của tình yêu mà Thiên Chúa biểu lộ cho con người.

Chính nơi Thập giá ấy, Chúa Giêsu đã đưa ta trở lại ơn gọi làm con Chúa. Mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người được nối lại, tình người và tình Chúa được hòa quyện.

Chính nơi Thập giá ấy, Chúa Giêsu đã thể hiện lòng thương xót hải hà của Thiên Chúa với con người. Nơi đó, tình yêu đã chiến thắng tội lỗi, sự tha thứ đã chiến thắng hận thù và phận hèn mọn của con người được nâng lên.

Và cũng chính nơi Thập giá ấy, Máu Thánh của Chúa Giêsu đã tuôn trào để đem lại cho chúng ta một cuộc sống mới và một trang sử mới của nhân loại được bắt đầu.

Chiêm ngắm Thập giá Đức Kitô chính là nhận ra tình yêu của Thiên Chúa và giúp ta sống tình yêu đó giữa dòng đời lắm đau khổ và nhiều u buồn của ngày hôm nay. Tình yêu là trung tâm của đời sống Kitô hữu. Tình yêu là nền tảng cho một cuộc sống hướng đến niềm vui và bình an.

Hôm nay, Giáo hội, Hiền Thê yêu dấu nhìn lên Thánh Giá nơi treo Chúa Giêsu vị Phu Quân của mình, chân tay đanh nhọn đâm thâu, cạnh sườn lưỡi đòng đâm thủng, máu cùng nước chảy ra làm cho Giáo hội nhớ đến ngày mình được sinh ra từ cạnh sườn Chúa, lúc Chúa ngủ trên Thánh Giá với tất cả tình yêu. Bởi theo thánh Ambrosiô, lúc Ađam đang ngủ Thiên Chúa đã lấy xương sườn của ông để tạo dựng Evà thế nào, thì lúc Chúa Giêsu chết nằm trên Thánh Giá, Giáo hội cũng được sinh ra từ Trái Tim bị đâm thủng của Chúa Giêsu như vậy, và Giáo hội tưởng nhớ đến tình yêu dâng trào ấy.

Thật không thể hiểu nổi Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết chừng nào. Người đã yêu chúng ta bằng tình yêu vô bờ bến, tình yêu thương xót và thứ tha, khi phải mang trên mình những đau khổ vì tội lỗi chúng ta. Bài ca thứ tư của người Tôi Tớ Chúa được Isaia mô tả: “Người chẳng còn hình dáng, cũng chẳng còn sắc đẹp để chúng ta nhìn ngắm, không còn vẻ bên ngoài, để chúng ta yêu thích; bị người đời khinh dể như kẻ thấp hèn nhất, như kẻ đớn đau nhất, như kẻ bệnh hoạn, như một người bị che mặt và bị khinh dể, bởi đó, chúng ta không kể chi đến người. Thật sự, người đã mang lấy sự đau yếu của chúng ta, người đã gánh lấy sự đau khổ của chúng ta. Mà chúng ta lại coi người như kẻ phong cùi, bị Thiên Chúa đánh phạt và làm cho nhuốc hổ. Nhưng người đã bị thương tích vì tội lỗi chúng ta, bị tan nát vì sự gian ác chúng ta. Người lãnh lấy hình phạt cho chúng ta được bình an, và bởi thương tích người mà chúng ta được chữa lành. Tất cả chúng ta lang thang như chiên cừu, mỗi người một ngả. Chúa đã chất trên người tội ác của tất cả chúng ta” (Is 53, 2-6).

Người ta nói rằng: nếu tất cả Thánh Kinh trên trái đất này bị hủy diệt bởi tai biến nào đó hay bởi một cơn thịnh nộ phá hủy các hình tượng tôn giáo và chỉ còn một bản Kinh Thánh, và bản còn lại đó cũng bị hư hại đến mức chỉ còn một trang, và nếu trang đó nhăn nheo đến độ chỉ còn một dòng có thể đọc được, và nếu dòng đó là thư thứ nhất của thánh Gioan viết “Thiên Chúa là Tình Yêu”, thì coi như toàn bộ Thánh Kinh được khôi phục, bởi vì toàn bộ nội dung là ở đó. Mầu Nhiệm Thập Giá mà chúng ta cử hành là bằng chứng. Vì thế, khi suy tôn Thánh giá Chúa, kính nhớ Chúa chịu chết, chúng ta cảm nhận được sự thật rằng: “Thiên Chúa là Tình Yêu”.  

Ngắm nhìn Thập giá Đức Kitô để ta ý thức lại tương quan của mình với Thiên Chúa. Mỗi chúng ta đã đáp lại tình yêu của Ngài như thế nào? Hay chính chúng ta lại xúc phạm đến tình yêu đó bằng một đời sống đạo khô khan, tẻ nhạt; hay bằng những việc làm vô luân đi ngược với những giới răn của Ngài.

Nhìn lên Thập giá Đức Kitô để chúng ta học sống tình yêu mỗi một ngày trong đời. Là Kitô hữu, ta được mời gọi sống yêu thương, san sẻ để đốt cháy những băng giá vô cảm, vô tâm nơi xã hội. Là con Thiên Chúa, ta được mời gọi sống bao dung tha thứ để xóa tan những tranh chấp, hận thù đang xảy ra trên khắp thế giới và ngay trong con người chúng ta. Là con người với nhau, ta được mời gọi sẻ chia và giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh xung quanh mình.

Thập giá Đức Kitô chính là tâm điểm cho hành trình Đức tin, là biểu tượng niềm tin cho mỗi một người Kitô hữu. Thật vậy, nó không chỉ dừng lại ở hình ảnh của sự thất vọng nhưng là dấu chỉ của niềm hy vọng. Nó không chỉ dừng lại ở sự đau khổ và tội lỗi nhưng là bằng chứng sống động về tình yêu nhưng không của Thiên Chúa. Và nó không chỉ dừng lại ở cái chết khốn khổ ấy nhưng sẽ hướng đến sự Phục sinh viên mãn.

Thứ Sáu Tuần Thánh một lần nữa mời gọi chúng ta ngước nhìn Thập giá Đức Kitô – Thập giá tình yêu, để nơi đó chúng ta có một niềm cậy trông, một viễn cảnh hy vọng và một bài học lớn lao về tình yêu.

 

Huệ Minh

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

TÌNH YÊU TỰ HIẾN 

Trong bữa tiệc cuối cùng với các môn đệ, Chúa Giêsu đã chọn tấm bánh như một biểu trưng, một dấu chỉ cho cả cuộc đời mình. Tấm bánh được làm nên là vì sự sống, vì niềm vui của người khác mà không bao giờ là cho chính bản thân mình. Có thể đó là tấm bánh đơn sơ, dân dã đem lại niềm vui cho trẻ thơ mỗi khi mẹ đi chợ về. Có thể đó là tấm bánh nhỏ bé nhưng vô cùng cần thiết, đem lại sức sống cho người đang đói lả.

Bánh có thể được đặt trang trọng trên những bàn tiệc thịnh soạn. Bánh có thể được nâng niu trên đôi tay gầy gò, run rẩy của người hành khất bên vỉa hè. Như thế, Bánh không kén chọn người ăn, và dù là cao cấp hay bình dân, bánh được làm ra là để cho đi chính mình, trao tặng chính mình, để trở nên niềm vui và sức sống cho người khác. Chúa Giêsu đã trở nên tấm bánh thật vừa với tầm tay của tất cả hạng người.

Thật đơn sơ nhưng cũng vô cùng sâu xa, vì tấm bánh nói lên tình yêu tự hiến. Khi xưng mình là bánh, Chúa Giêsu muốn bày tỏ một tình yêu tha thiết, sẵn sàng chịu nghiền nát, chịu tan biến, chịu chết cho nhân loại. Chúa  chịu nhỏ đi để con người được lớn lên. Chúa  chịu hủy hoại cho ta được lành lặn các thương tích. Chúa chịu chết cho ta được sống.

Hơn ba mươi năm đi khắp nẻo đường đời và trên đỉnh cao thập tự giá, Ngài đã sống như một tấm bánh. Tấm Bánh được bẻ ra và trao tặng như một cử chỉ yêu thương. Ngài trở nên Tấm Bánh như một lời mời gọi: “Anh em cầm lấy mà ăn”. Ngài trở nên tấm bánh để từ đây, Thiên Chúa có thể ở lại mãi với con người. 

Hôm nay chúng ta kỷ niệm ngày Chúa lập bí tích Thánh Thể. Bí tích của tình yêu tự hiến. Qua tấm bánh đơn sơ nhưng nói lên tình yêu hiến dâng của Thầy Chí Thánh Giê-su chấp nhận tan biến cho người mình yêu.

Cũng trong truyền thống đạo đức này, Chúa Giêsu cùng với các môn đệ bước vào bữa tiệc vượt qua. Nếu nghe câu truyện, chúng ta có cảm giác như bóng tối của sự dữ, sự ác đang bao trùm cả không gian qua con người của Giuda, một kẻ đang bị ma quỷ sử dụng. Trong bầu khí rất cảm động và linh thiêng của bữa tiệc ly, Chúa Giêsu biết trước những gì sắp xảy ra cho mình, nên Ngài đã dành tất cả thời gian còn lại trên trần gian để bộc lộ tình thương của Ngài dành cho các môn đệ và cho nhân loại. Từng cử chỉ, từng hành động của Chúa Giêsu là từng cử chỉ, hành động của tình yêu và lòng thương xót đến cùng, là hành động yêu thương của một người thầy dành cho học trò, của một người cha dành cho các con trước lúc ra đi.

Trong bữa ăn đó, Chúa Giêsu đã thực hiện một việc rất lạ lùng. Ngài cầm bánh và chén trao cho các tông đồ và nói với các ông : Đây là mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con, các con hãy cầm lấy mà ăn. Đây là máu Thầy, máu Giao Ước Mới, đổ ra để tha tội, các con hãy cầm lấy mà uống và hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy. Hành động này vượt quá sức tưởng tượng của các tông đồ, có lẽ ngay lúc ấy, các ông cũng chưa thể hiểu hết những việc Chúa làm. Qua việc biến bánh và rượu trở nên thịt máu Ngài, Chúa Giêsu muốn được ở lại và ở mãi bên những người mà Ngài yêu thương. Ngài muốn chúng ta đón nhận Ngài như là của ăn, để Ngài có thể đi vào trong tâm hồn từng người, làm nên chất dinh dưỡng nuôi sống con người.

Do tình yêu và lòng thương của một người thầy, người cha thúc đẩy, Chúa Giêsu không còn nghĩ gì đến bản thân mình, Ngài muốn thể hiện đến tận cùng lẽ yêu thương. Không chỉ trở nên của ăn để ở lại mãi với nhân loại, Chúa Giêsu còn trao cho các tông đồ quyền: Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy. Với lệnh truyền này, Chúa Giêsu đã thiết lập nên chức Linh Mục, trao cho các tông đồ quyền nhân danh Ngài để tiếp tục nối dài tình yêu thương và sự hiện diện của Ngài với nhân loại. Trao cho các tông đồ quyền thể hiện lòng thương xót và sự hy sinh của mình, Chúa Giêsu đã chấp nhận trở nên hoàn toàn lệ thuộc vào các ông. Từ đây, khi các ông làm như Chúa đã làm, thì Chúa hiện diện trong việc làm của các ông. Mặc dù Chúa biết rất rõ, các tông đồ là những kẻ yếu đuối và đầy giới hạn, nhưng Chúa vẫn chọn các ông là những linh mục đầu tiên, để qua sự giới hạn bất toàn của các tông đồ và của các linh mục ngày nay, lòng thương xót của Chúa lại tiếp tục được trao ban cho thế giới.

Các tông đồ chưa hết bất ngờ bởi việc bẻ bánh Chúa Giêsu vừa thực hiện thì lại đến bất ngờ khác. Thánh Gioan thuật lại: Ngài yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian và Người yêu thương họ đến cùng. Yêu đến tột cùng là không còn giới hạn, không còn tiếc gì và cũng không còn giữ lại điều gì cho riêng mình. Tình thương này không chỉ dành cho những người ưu tuyển, nhưng dành cho tất cả mọi người, kể cả Giuđa, kẻ đang bị ma quỷ điều khiển. Chúa Giêsu đã chỗi dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, lấy khăn thắt lưng, đổ nước vào chậu và cúi xuống rửa chân cho các tông đồ. Với hành động này, Chúa Giêsu để cho lòng thương xót vượt trên tất cả, phủ lấp tất cả. Ngài không còn nghĩ gì đến địa vị của một người Thầy. Ngài đã cúi xuống để rửa chân cho các tông đồ, trong đó có Giuđa, kẻ đang nuôi trong lòng sự phản bội mà Chúa Giêsu đã biết.

Simon Phêrô và các tông đồ hết sức ngỡ ngàng đến độ không chấp nhận : Thưa Thầy, không thể như thế, Thầy không thể rửa chân cho con. Đối với người Do Thái, việc rửa chân là việc của nô lệ làm cho chủ, người tự do và con cái không phải làm việc này. Vậy mà, Chúa Giêsu đã xóa hẳn vị thế của mình là một người Thầy, để cúi xuống rửa chân cho các học trò. Điều này vượt quá lý lẽ thông thường của con người, nhưng với lý lẽ của tình yêu và lòng thương xót, thì việc làm này lại là việc làm có lý lẽ riêng của nó.

Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giêsu mặc áo vào, trở về chỗ và nói: Anh em gọi Thầy là thầy, là Chúa, điều đó là phải. Vậy nếu Thầy là thầy, là Chúa mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Bài học từ việc cúi xuống rửa chân đến đây đã rõ. Chúa Giêsu muốn dạy các ông bài học về sự phục vụ. Vì trở thành môn đệ của Chúa, thành những người nối dài tình yêu và lòng thương xót của Chúa, không phải để các tông đồ tìm kiếm một địa vị quyền lợi theo kiểu thế gian, nhưng là phải chấp nhận cởi bỏ con người của mình. Cởi bỏ con người tức là cởi bỏ địa vị, quyền lực, tham vọng, cởi bỏ cả cái tôi kiêu căng và thói tự ái, để có thể cúi xuống phục vụ anh em.

Sự phục vụ mà Chúa Giêsu mong muốn chúng ta làm không phải chỉ là sự phân phát bố thí, nhưng phải làm tất cả những việc đó bằng trái tim yêu thương và bằng sự trân trọng, tôn trọng anh em. Phục vụ tất cả mọi người không trừ ai, kể cả những người đang thù ghét và tìm cách hại mình, như Giuđa đang nuôi trong mình sự phản bội. Anh em cũng phải rửa chân cho nhau, Anh em hãy làm như Thầy đã làm không chỉ là một lời mời, mà là một đòi buộc đối với người môn đệ của Chúa. Chúa muốn những ai theo Chúa cũng phải dám cúi xuống để rửa chân phục vụ anh em mình. Chỉ khi dám cúi xuống mới có thể phục vụ đúng theo gương của Thầy Giêsu, chỉ khi cúi xuống chúng ta mới có thể nhìn thấy những nhu cầu của anh chị em để có thể cảm thông và chia sẻ.

Hôm nay, chúng ta chiêm ngắm và cảm nhận một tình yêu trao ban đến tận cùng của Chúa Giêsu. Ngài đã ban tặng máu thịt làm của ăn của uống nuôi nhân loại. Ngài còn trao ban cả tự do và trọn con người của mình cho các tông đồ, khi lập Bí tích Truyền Chức. Ngài trao cho các ông quyền làm cho Ngài được hiện diện cách bí tích nơi trần gian cho đến ngày tận thế. Trước tình yêu trao ban lớn lao như thế, chúng ta được mời gọi đáp lại bằng việc đón rước Ngài một cách quảng đại, để cho Ngài đi vào tâm hồn và cuộc đời, để cho Ngài chiếm hữu và làm chủ đời ta.

Xin cho chúng ta nhận ra tình yêu vô biên của Chúa để sống ngàn đời tri ân. Xin cho cuộc đời chúng ta cũng biết tự hủy chính mình như tấm bánh đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người mình yêu.

 

Huệ Minh

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

BUÔNG BỎ 

Có lẽ ai đã từng một lần trong đời đối diện với những sự dữ, những thách đố, những lo ngại về bệnh tật và đói nghèo sẽ thấu hiểu hơn nỗi lòng của Chúa Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay khi đứng trước giờ tử nạn: “Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến”. (Ga 12, 27)

Trong muôn vàn nỗi sợ, thì nỗi sợ lớn nhất vẫn là sự chết. Vì chết là chấm dứt mọi cơ hội trên trần gian. Đời sau chỉ còn là thưởng, phạt và không còn cơ hội nữa. Cơ hội chỉ có trên trần gian mà thôi. Nếu như bạn muốn làm người tốt, cũng chỉ có cuộc sống trên trần gian mới cho bạn cơ hội. Nếu như bạn muốn yêu, cũng chỉ làm người mới có thể yêu. Khi sự sống này khép lại, mở ra sự sống đời sau nơi ấy chỉ có thể là thưởng và phạt.

Ngôi Hai Thiên Chúa làm người, chia sẻ với con người tận cùng của kiếp người, ngay cả cái chết, để nhân loại hiểu rằng Ngài yêu thương họ thế nào. Sự chết, sự dữ và cái ác hoàn toàn không phải do Thiên Chúa tạo nên mà là hậu quả của tội. Con người đã lạm dụng tự do Thiên Chúa ban để sống phản nghịch với ý muốn của Ngài. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã không bỏ rơi con người, mặc cho họ tội lỗi đến chừng nào. Thiên Chúa chán ghét tội lỗi nhưng Ngài không từ bỏ tội nhân, Ngài cũng không bao giờ khinh miệt họ. Trái lại Ngài đã yêu thương họ với tất cả trái tim mình. Chỉ có thể là Thiên Chúa, chỉ có thể là Ngài mới có tình yêu thương vĩ đại như vậy. Thiên Chúa yêu thương con người mà Ngài tạo dựng. Ngài không từ bỏ tạo vật mà Ngài tác tạo. Ngài đã hy sinh chính Con Một Ngài để cứu chuộc họ. Ngôi Hai Thiên Chúa vì yêu thương Chúa Cha, vì yêu thương nhân loại nên đã hy sinh bản thân chuộc tội cho chúng ta. Vì là con người, mới chia sẻ hết mọi nỗi thống khổ của kiếp người, Ngài cũng biết hoài nghi, lo âu và hoảng sợ trước cái chết. Để ta thấy rằng ta không đơn độc, ta không cô đơn, mà mọi khó khăn của kiếp người, chính Chúa Giêsu đã trải qua để chia sẻ với chúng ta. Thế nên, đừng buồn nữa, hãy can đảm và tin tưởng.

Thú thật, tôi sợ nhất cái chết. Vì không nỗi cô đơn nào lớn hơn cái chết. Cảm giác mất đi tất cả không đáng sợ bằng cảm giác không còn tồn tại và vĩnh viễn rời xa người thân. Ngày xưa, khi còn non trẻ, tôi khao khát cao xa bằng việc sẻ chia kiếp người với mọi người, nhưng ngày nay tôi hiểu rằng hiện giờ trong trái tim tôi chỉ có thể chứa được tình yêu thương dành cho gia đình nhỏ bé của mình. Có lẽ nơi ấy là nơi duy nhất có tình yêu thương thực thụ, không gian dối, không bỏ buông...

Thiên Chúa chưa bao giờ bỏ rơi con người mặc dầu họ tội lỗi, tôi cũng chưa một lần trong đời có ý định bỏ rơi ai. Không yêu thương được, tôi cũng không có ý định tổn thương họ dù chỉ một lần. Tôi học được nơi Ngài tình yêu thương tha thứ và bao dung vô bờ bến. Trái tim tôi thấy ấm áp vì được tựa vào trái tim Ngài. Ở nơi Ngài tôi thấy được lòng mình, tôi tìm được sự thấu hiểu, sự an ủi, sự cảm thông, sự sẻ chia và ơn cứu độ. Tôi chỉ buồn mình là kẻ tội lỗi...

Lạy Chúa, cảm ơn Ngài đã chia sẻ kiếp người với con cho đến tận cùng của cái chết. Ngài cũng đã từng đối diện và trải qua cái chết, thì làm sao con có thể tránh khỏi. Biết rằng không có nỗi buồn nào lớn hơn cái chết nhưng mà con cũng rất khó chấp nhận. Chỉ là con không muốn rời xa người thân của mình. Tài sản cao quí nhất của đời người chính là tình yêu thương của gia đình, nơi đó mọi người yêu thương nhau thực sự và mong muốn mãi mãi ở bên nhau. Nơi đó nếu đúng thực là một gia đình, sẽ không buông bỏ nhau bao giờ. Nếu như Thiên Chúa đã chẳng bao giờ rời xa con, thì xin giúp con can đảm tin tưởng tuyệt đối và phó thác đời mình cho tình yêu thương quan phòng của Ngài, mặc cho người đời có buông bỏ con...

 

M. Hoàng Thị Thùy Trang

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

BAO MÙA GIÁNG SINH VẪN MỘT MỐI TÌNH...

Mỗi năm khi mùa Giáng sinh đến, có lẽ lòng mỗi người đều tưng bừng một niềm vui khôn tả, vì Thiên Chúa làm người mang lại cho chúng ta một niềm vui vĩnh cửu. Không khí giáng sinh lúc nào cũng vậy, tưng bừng và náo nhiệt. Người ta hân hoan chào đón Chúa Hài nhi vì biết rằng Thiên Chúa đến để chia sẻ kiếp người với chúng ta. Giờ đây thì tôi đã hiểu vì sao Thiên Chúa lại chọn sinh ra cách nghèo khó nhất. Vì Ngài là Thiên Chúa của người nghèo, Ngài đến là để chia sẻ kiếp người với chúng ta và là để dạy chúng ta cách sống để trở thành người giàu có ngày sau.

Bài học Nhập thể là bài học vô tận, nơi đó Chúa Giêsu đã từng ngày sống và chỉ dạy cho chúng ta biết điều nên làm, nên sống, nên chọn lựa. Cho dù là cách nào đi chăng nữa thì cũng chỉ là Ngài yêu thương chúng ta vô tận mà thôi.

Có Thiên Chúa yêu thương mình đến như vậy, đúng ra chúng ta phải thật vui và thật hạnh phúc. Vì Thiên Chúa làm người chia sẻ kiếp sống với chúng ta, vì có Thiên Chúa ở với chúng ta, vì có Thiên Chúa đến với chúng ta. Có Thiên Chúa đến với mình, ở với mình là điều hạnh phúc nhất.

Nếu như bạn cảm thấy thật hạnh phúc khi có được ai đó đến với mình thì bạn lại càng nên hạnh phúc hơn vì chính Thiên Chúa đã đến trong cuộc đời bạn. Người đời có thể đến và có thể rời đi bất cứ lý do gì họ muốn nhưng Thiên Chúa, Ngài chẳng bao giờ rời đi cả. Ngài đến và chỉ đến cho con người hạnh phúc, không bao giờ Ngài khiến cho bất kỳ một thọ tạo nào đau khổ.

Đau khổ của con người là tội lỗi họ chứ không phải là ý muốn của Thiên Chúa, thế nhưng, từ trong đau khổ Ngài ban bình an và hạnh phúc cho muôn người: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.” (Lc 2,14)

Mỗi một mùa giáng sinh, tôi đều mang một tâm trạng khác nhau. Có mùa thì vui, có mùa thì buồn, có mùa thì đau khổ, có mùa thì sung sướng, âu cũng là cảm xúc của trái tim, nhưng mỗi mùa Noel qua, cho tôi một trải nghiệm sống, tôi biết sống trưởng thành hơn, dù đau khổ, dù thất bại, dù buồn dù vui không quan trọng, quan trọng là tôi ý thức mỗi ngày Thiên Chúa yêu thương và chờ đợi tôi.

Lạy Chúa, bao mùa giáng sinh vẫn một mối tình... Đó là tình yêu con dành cho Chúa, cho những người con yêu thương và cho những người con chưa yêu thương. Có lẽ con già mất rồi để không còn biết buồn khi bị bỏ rơi, khi bị hất hủi, khi bị ghen tỵ... Có lẽ trái tim con già cỗi mất rồi để có thể đối diện với cuộc sống bằng một tâm thế bình tĩnh nhất. Con cũng chỉ mong ước vậy, mong ước trái tim mình đủ lớn, đủ can đảm, đủ quảng đại để học cách sống trong thinh lặng. Cho dẫu là một thinh lặng buồn cũng không quan trọng, quan trọng là con cảm nhận được thứ bình an mà Thiên Chúa ban cho con. Đó là thứ bình an kỳ diệu nhất, nó rất buồn nhưng rất quyến rũ, rất lãng mạn và rất thiết tha... Cảm ơn Ngài đã đến với con và không bao giờ rời đi...

 

M.Hoàng Thị Thùy Trang

 

Songs of Comfort

8 Catholic Church Songs

Kinh Lạy Cha (tiếng Anh)

Kinh Kính Mừng (tiếng Anh)

Kinh Tin Kính (tiếng Anh)

ANRÊ DŨNG LẠC-Điện thoại (402) 423-2005 &(402) 937-5699

9210 1St Lincoln, NE 68526

ANRÊ DŨNG LẠC
9210 1St

Lincoln, NE 68526

Điện thoại (402) 423-2005 &(402) 937-5699
Email: joseph@andrewdunglac.org
Chúng tôi:

"Sống và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống".